![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 514.47 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam Bản dịch không chính thức HIỆP ĐỊNH GIỮA NHẬT BẢN VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾLời mở đầuNhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây được gọi trong hiệp định này là “Việt Nam”),Thừa nhận rằng một môi trường toàn cầu năng động và thay đổi nhanh chóng do quá trình toàn cầu hóavà tiến bộ công nghệ mang lại nhiều thách thức và cơ hội kinh tế và chiến lược cho các Bên;Nhận thức được tình hữu nghị lâu dài và quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ được phát triển quannhiều năm hợp tác thành công và cùng có lợi giữa các Bên;Tin tưởng rằng quan hệ song phương đó sẽ được tăng cường bằng việc thiết lập quan hệ đối tác kinh tếcùng có lợi thông qua tự do hóa thương mại, thuận lợi hóa thương mại, và hợp tác;Thừa nhận khoảng cách phát triển giữa các Bên;Khẳng định lại việc quan hệ đối tác kinh tế sẽ tạo ra một khuôn khổ hữu ích cho tăng cường hợp tác vàđáp ứng lợi ích chung của các Bên trong các lĩnh vực khác nhau như đã nhất trí trong Hiệp định và tiếntới cải thiện hiệu quả kinh tế và phát triển thương mại, đầu tư, và nguồn nhân lực;Thừa nhận rằng quan hệ đối tác đó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn hơn và mới, và tăng cường tínhhấp dẫn và danh tiếng của thị trường của các Bên;Nhắc lại Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Điều V của Hiệp địnhchung về Thương mại Dịch vụ lần lượt trong Phụ lục 1A và Phụ lục 1B của Hiệp định Marrakesh vềThành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoàn thành tại Marrakesh, ngày 15 tháng 4 năm 1994;Tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa các Bên; và Quyết địnhthiết lập một khuôn khổ pháp lý cho quan hệ đối tác kinh tế giữa các Bên;ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:Chương 1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Mục tiêuCác mục tiêu của Hiệp định này là:(a) tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên;(b) đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;(c) thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu quả các luật cạnh tranh của mỗi Bên;(d) tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên;(e) cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi Bên;(f) thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nhất trí trong Hiệp địnhnày; và(g) xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này, và để giải quyết các tranh chấp.Điều 2. Các Định nghĩa ChungVì các mục đích của Hiệp định này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:(a) “Lãnh thổ” có nghĩa là đối với một Bên, (i) lãnh thổ của Bên đó, gồm lãnh hải của Bên đó; và (ii) khuđặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bên đó thực hiện chủ quyền hoặc quyền thực thi pháp lý phù hợpvới luật pháp quốc tế;Ghi chú: Không quy định nào trong đoạn này ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của các Bên theoluật quốc tế, gồm cả Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.(b) “Cơ quan hải quan” nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật và quyđịnh hải quan;(c) “GATS” nghĩa là Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;(d) “GATT 1994” nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệpđịnh WTO. Vì các mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới các điều khoản của Hiệp định GATT1994 kể các các ghi chú giải thích;(e) “Hệ thống Hài hòa” hoặc “HS” nghĩa là Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hóa Hài hòa được nêu trongPhụ lục của Công ước Quốc tế về Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hóa Hài hòa, và được các Bên thôngqua và thực thi trong luật của mình;(f) “Các Bên” nghĩa là Nhật Bản và Việt Nam và “Bên” nghĩa là Nhật Bản hoặc Việt Nam; và(g) “Hiệp định WTO” nghĩa là Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoànthành tại Marrakesh, ngày 15 tháng 4 năm 1994.Điều 3. Minh bạch hóa1. Mỗi Bên phải, phù hợp với luật và quy định của mình, ngay lập tức ban hành hoặc công bố luật lệ vàquy định, thủ tục hành chính, và quy định hành chính được áp dụng chung cũng như các hiệp định quốctế mà Bên đó là thành viên, liên quan tới bất kỳ vấn đề nào được Hiệp định này điều chỉnh .2. Mỗi Bên phải công bố các tên và địa chỉ của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về luật, quyđịnh, thủ tục hành chính, và quyết định hành chính, được đề cập trong đoạn 1.3. Theo đề nghị của Bên khác, mỗi Bên phải trong một thời hạn hợp lý, trả lời các câu hỏi cụ thể của, vàcung cấp thông tin cho Bên khác liên quan đến các vấn đề được đề cập trong đoạn 1.4. Khi ban hành hoặc thay đổi các luật, quy định, hoặc thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đáng kể đếnviệc thực thi và triển khai của Hiệp định này, mỗi Bên phải, phù hợp với luật pháp và quy định của mình,cố gắng cung cấp, trừ trong những trường hợp khẩn cấp, trong một khoảng thời gian hợp lý giữa thờigian các luật, quy định, hoặc thủ tục hành chính đó được xuất bản hoặc công bố và thời gian các vănbản đó có hiệu lực.Điều 4. Thủ tục đóng góp ý kiến của công chúngChính phủ của mỗi Bên phải, phù hợp với các luật và quy định của Bên đó, cố gắng thông qua hoặc duytrì các thủ tục đóng góp ý kiến của công chúng, nhằm:(a) công bố trước các quy định được áp dụng chung có ảnh hưởng đến các vấn đề được Hiệp định nàyđiều chỉnh, khi Chính phủ thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ chúng; và(b) tạo cơ hội hợp lý cho các ý kiến góp ý của công chúng và xem xét các ý kiến này trước khi thôngqua, thay đổi hoặc bãi bỏ các quy định đó;Điều 5. Các Thủ tục Hành chính1. Trong trường hợp các quyết định hành chính liên quan tới hoặc ảnh hưởng tới việc thực thi và triểnkhai Hiệp định này được các cơ quan có thẩm quyền của một Bên đưa ra, các cơ quan có thẩm quyềnphải, phù hợp với các luật và quy định của Bên đó:(a) thông báo cho người áp dụng quyết định đó trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hồ sơ đệ trìnhđược coi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam Bản dịch không chính thức HIỆP ĐỊNH GIỮA NHẬT BẢN VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾLời mở đầuNhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây được gọi trong hiệp định này là “Việt Nam”),Thừa nhận rằng một môi trường toàn cầu năng động và thay đổi nhanh chóng do quá trình toàn cầu hóavà tiến bộ công nghệ mang lại nhiều thách thức và cơ hội kinh tế và chiến lược cho các Bên;Nhận thức được tình hữu nghị lâu dài và quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ được phát triển quannhiều năm hợp tác thành công và cùng có lợi giữa các Bên;Tin tưởng rằng quan hệ song phương đó sẽ được tăng cường bằng việc thiết lập quan hệ đối tác kinh tếcùng có lợi thông qua tự do hóa thương mại, thuận lợi hóa thương mại, và hợp tác;Thừa nhận khoảng cách phát triển giữa các Bên;Khẳng định lại việc quan hệ đối tác kinh tế sẽ tạo ra một khuôn khổ hữu ích cho tăng cường hợp tác vàđáp ứng lợi ích chung của các Bên trong các lĩnh vực khác nhau như đã nhất trí trong Hiệp định và tiếntới cải thiện hiệu quả kinh tế và phát triển thương mại, đầu tư, và nguồn nhân lực;Thừa nhận rằng quan hệ đối tác đó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn hơn và mới, và tăng cường tínhhấp dẫn và danh tiếng của thị trường của các Bên;Nhắc lại Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Điều V của Hiệp địnhchung về Thương mại Dịch vụ lần lượt trong Phụ lục 1A và Phụ lục 1B của Hiệp định Marrakesh vềThành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoàn thành tại Marrakesh, ngày 15 tháng 4 năm 1994;Tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa các Bên; và Quyết địnhthiết lập một khuôn khổ pháp lý cho quan hệ đối tác kinh tế giữa các Bên;ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:Chương 1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Mục tiêuCác mục tiêu của Hiệp định này là:(a) tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên;(b) đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;(c) thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu quả các luật cạnh tranh của mỗi Bên;(d) tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên;(e) cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi Bên;(f) thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nhất trí trong Hiệp địnhnày; và(g) xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này, và để giải quyết các tranh chấp.Điều 2. Các Định nghĩa ChungVì các mục đích của Hiệp định này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:(a) “Lãnh thổ” có nghĩa là đối với một Bên, (i) lãnh thổ của Bên đó, gồm lãnh hải của Bên đó; và (ii) khuđặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bên đó thực hiện chủ quyền hoặc quyền thực thi pháp lý phù hợpvới luật pháp quốc tế;Ghi chú: Không quy định nào trong đoạn này ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của các Bên theoluật quốc tế, gồm cả Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.(b) “Cơ quan hải quan” nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật và quyđịnh hải quan;(c) “GATS” nghĩa là Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;(d) “GATT 1994” nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệpđịnh WTO. Vì các mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới các điều khoản của Hiệp định GATT1994 kể các các ghi chú giải thích;(e) “Hệ thống Hài hòa” hoặc “HS” nghĩa là Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hóa Hài hòa được nêu trongPhụ lục của Công ước Quốc tế về Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hóa Hài hòa, và được các Bên thôngqua và thực thi trong luật của mình;(f) “Các Bên” nghĩa là Nhật Bản và Việt Nam và “Bên” nghĩa là Nhật Bản hoặc Việt Nam; và(g) “Hiệp định WTO” nghĩa là Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoànthành tại Marrakesh, ngày 15 tháng 4 năm 1994.Điều 3. Minh bạch hóa1. Mỗi Bên phải, phù hợp với luật và quy định của mình, ngay lập tức ban hành hoặc công bố luật lệ vàquy định, thủ tục hành chính, và quy định hành chính được áp dụng chung cũng như các hiệp định quốctế mà Bên đó là thành viên, liên quan tới bất kỳ vấn đề nào được Hiệp định này điều chỉnh .2. Mỗi Bên phải công bố các tên và địa chỉ của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về luật, quyđịnh, thủ tục hành chính, và quyết định hành chính, được đề cập trong đoạn 1.3. Theo đề nghị của Bên khác, mỗi Bên phải trong một thời hạn hợp lý, trả lời các câu hỏi cụ thể của, vàcung cấp thông tin cho Bên khác liên quan đến các vấn đề được đề cập trong đoạn 1.4. Khi ban hành hoặc thay đổi các luật, quy định, hoặc thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đáng kể đếnviệc thực thi và triển khai của Hiệp định này, mỗi Bên phải, phù hợp với luật pháp và quy định của mình,cố gắng cung cấp, trừ trong những trường hợp khẩn cấp, trong một khoảng thời gian hợp lý giữa thờigian các luật, quy định, hoặc thủ tục hành chính đó được xuất bản hoặc công bố và thời gian các vănbản đó có hiệu lực.Điều 4. Thủ tục đóng góp ý kiến của công chúngChính phủ của mỗi Bên phải, phù hợp với các luật và quy định của Bên đó, cố gắng thông qua hoặc duytrì các thủ tục đóng góp ý kiến của công chúng, nhằm:(a) công bố trước các quy định được áp dụng chung có ảnh hưởng đến các vấn đề được Hiệp định nàyđiều chỉnh, khi Chính phủ thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ chúng; và(b) tạo cơ hội hợp lý cho các ý kiến góp ý của công chúng và xem xét các ý kiến này trước khi thôngqua, thay đổi hoặc bãi bỏ các quy định đó;Điều 5. Các Thủ tục Hành chính1. Trong trường hợp các quyết định hành chính liên quan tới hoặc ảnh hưởng tới việc thực thi và triểnkhai Hiệp định này được các cơ quan có thẩm quyền của một Bên đưa ra, các cơ quan có thẩm quyềnphải, phù hợp với các luật và quy định của Bên đó:(a) thông báo cho người áp dụng quyết định đó trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hồ sơ đệ trìnhđược coi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn bản luật luật thương mại thủ tướng chính phủ kinh doanh thương mại Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt NamTài liệu liên quan:
-
11 trang 489 0 0
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 407 0 0 -
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 382 0 0 -
6 trang 379 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 372 5 0 -
15 trang 362 0 0
-
100 trang 347 1 0
-
2 trang 344 0 0
-
các quy định về thi đua khen thưởng phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
587 trang 331 0 0 -
62 trang 325 0 0