
Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986-2016
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986-2016 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6C, 2019, Tr. 05–18; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6C.5327 HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986–2016 Hồ Tiểu Ngọc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986–2016 thể hiện ý thức phái tính một cách tự do và thành thật. Bằng sự tinh tế và nhạy cảm của tâm hồn phụ nữ, các nhà thơ nữ đã thể hiện các quan hệ tình yêu thông qua đề tài đời tư - thế sự gần gũi mà khẩn thiết, day dứt, xuất phát từ nhu cầu thể hiện bản ngã, thể hiện cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ. Trong thơ nữ giai đoạn 1986–2016, ta nhận thấy, bên cạnh hình tượng cái tôi trữ tình khát khao yêu thương và dâng hiến, còn thường trực hình tượng cái tôi trữ tình đau thương và ngang trái. Từ khóa: thơ nữ Việt Nam, 1986–2016, cái tôi trữ tình, tình yêu, nỗi đau Thơ nữ Việt Nam sau 1986 thể hiện sự lên ngôi của ý thức phái tính với khát vọng và nhu cầu thể hiện bản ngã của người phụ nữ một cách chân thật. Có thể nói, các nhà thơ nữgiai đoạn này đã tạo nên một dòng văn học mang đậm sắc thái nữ giới trong nền thơ đương đại. Sắc thái nữ giới này, trước tiên, xuất phát từ nhu cầu thể hiện bản ngã, thể hiện cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ; sau đó, họ nhập vai và đại diện cho cả giới nữ để tự nói về thế giới chung quanh mình một cách khẩn thiết. Điều đó, không gì cụ thể và trực tiếp hơn từ chính sự thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả – nhân tố quyết định quá trình kiến trúc bài thơ từ hình thức đến nội dung. Dưới cái nhìn truyền thống từ bình diện lịch sử–xã hội với quan niệm lấy nam giới làm trung tâm, người nữ từ bản chất sinh học nghiễm nhiên được xem như phái yếu, phụ thuộc vào nam giới. Địa vị gia đình và địa vị xã hội, địa vị kinh tế của họ được nhìn nhận trong mối quan hệ bất bình đẳng, lâu dài trở thành cái nhìn áp đặt, làm cho vai trò lịch sử và xã hội của họ không được bình quyền như nam giới. Vì vậy, đấu tranh cho nữ quyền, đấu tranh cho quyền được bình đẳng của họ đối với nam giới luôn là mệnh lệnh của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Hạt nhân trước tiên của bản thể nữ giới là quyền yêu và được yêu, quyền được đối thoại và khẳng định tình yêu của người phụ nữ. Bản thể giới trong thơ nữ thể hiện thường xuyên và mãnh liệt nhất là ở đề tài tình yêu. Tình yêu mang bản thể giới trongthơ nữ biểu hiện thành các dạng thái của cái tôi trữ tình gắn với các trạng huống cụ thể của từng chủ thể sáng tạo. *Liên hệ: hotieungoc93@gmail.com Nhận bài:09–07–2019; Hoàn thành phản biện: 13–07–2019; Ngày nhận đăng: 17–07–2019 Hồ Tiểu Ngọc Tập 128, Số 6C, 2019 1. Cái tôi trữ tình khát khao yêu thương và dâng hiến Trong quan hệ với hiện thực lịch sử – xã hội, người phụ nữ luôn đối diện với muôn mặt của cuộc sống đời thường nhiều hơn nam giới. Vì vậy mà họ cũng bị ràng buộc bởi những quan hệ hữu hình và vô hình rất riêng so với nam giới. Có những quan hệ đã thành mặc định: “Là phụ nữ em trở về kim chỉ”(Lê Thị Mây)hoặc “Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn/ Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi/…/ Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay” (Xuân Quỳnh). Tại sao phụ nữ lại bị ràng buộc và nhiều hoài nghi, bi quan như vậy? Đó phải chăng là quan niệm và dư luận mà xã hội áp đặt cho họ, dù nguyên thủy khi sinh ra, họ vốn bình đẳng với nam giới. Câu nói của Simone de Beauvoir lại nhắc chúng ta hiểu sâu sắc về thực tế này ở người phụ nữ: “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ. Người ta trở thành phụ nữ”. Lập luận này của Beauvoir xác quyết rằng “sự phân biệt giới, sự thống trị của đàn ông và sự tuân phục của đàn bà không phải là tiền định, càng không phải là yếu tố sinh học hay tính dục như người ta đã từng nói mà là hiện tượng mang tính xã hội được huyền thoại hóa, được xã hội, lịch sử duy trì và áp đặt trong suốt chiều dài lịch sử” (Thụy Khuê) [2, Tr. 18].Ngay cả tình yêu – lĩnh vực bình đẳng nhất của cả nam và nữ cũng liền rơi vào sự bất bình đẳng cho nữ giới. Dư Thị Hoàn đã tinh tế nhận ra điều này trong từng khoảnh khắc và trạng thái yêu, đợi chờ và âu lo, thấp thỏm: “Em tỉnh dậy chưa kịp chải đầu/ Tiếng bước chân anh ngoài cửa?/ Em hồi hộp rút then ngang khe khẽ/ Anh đã đến với em…”, thì ngay sau đó đã là: “Nhưng có ngờ đâu/ Nắng buổi sáng/ Nắng chói chang/ Đã ùa vào ôm gọn em trước mặt anh/ Anh đến với em… muộn mất rồi” (Bước chân chậm). Trong quan hệ tình yêu, với Dư Thị Hoàn, người nữ vẫn là người thụ động khát khao và chờ mong. Họ thường nhận lấy sự lỡ làng và hụt hẫng, dù họ đã chủ động ngay từ đầu: “Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá/ Bước chân em nện xuống dữ dằn/ Có lối nhỏ vươn cây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ nữ Việt Nam Cái tôi trữ tình Cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ Văn học Việt Nam hiện đại Sắc thái nữ giới trong nền thơ đương đạiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 404 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 98 4 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 1 (Tập 1)
74 trang 86 3 0 -
6 trang 65 0 0
-
3 trang 54 0 0
-
27 trang 54 0 0
-
Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 - Những cách tân nghệ thuật: Phần 2
53 trang 46 0 0 -
Tiềm năng cho sự phát triển thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam hiện nay
10 trang 36 1 0 -
10 trang 33 0 0
-
Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng
7 trang 29 0 0 -
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính
135 trang 28 0 0 -
Thơ và đời của Xuân Quỳnh: Phần 1
104 trang 27 0 0 -
Kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Đoàn Lê
9 trang 27 0 0 -
Truyện ngắn Bến không chồng: Phần 2
176 trang 27 0 0 -
Lưu Quang Vũ trong nền văn học Việt Nam hiện đại
11 trang 27 0 0 -
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 (2004): Phần 1
92 trang 27 0 0 -
Những quan điểm lớn trong văn xuôi Tản Đà
7 trang 26 0 0 -
Tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân từ góc nhìn nữ quyền
9 trang 25 0 0 -
176 trang 25 0 0