Danh mục

Hình tượng ông già trong ông già và biển cả của E.Hemingway và muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.96 KB      Lượt xem: 54      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với bài viết này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết văn học so sánh để đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, đó là hình tượng ông già trong hai tác phẩm Ông già và biển cả của E.Hemingway và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng ông già trong ông già và biển cả của E.Hemingway và muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánhHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0042Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 23-32This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH TƯỢNG ÔNG GIÀ TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA E.HEMINGWAY VÀ MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH Nguyễn Thị Hải Phương và Phạm Thị Mỵ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Với bài viết này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết văn học so sánh để đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, đó là hình tượng ông già trong hai tác phẩm Ông già và biển cả của E.Hemingway và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc so sánh hai nhân vật, chúng tôi vừa chỉ ra những nét riêng trong tư tưởng nghệ thuật, trong phong cách của hai nhà văn đồng thời cũng bước đầu khám phá những nét đặc trưng của hai nền văn hóa phương Tây, phương Đông đã chi phối cách nhà văn xây dựng nhân vật của mình. Từ khóa: Văn học so sánh, nhân vật văn học, E.Hemingway, Nguyễn Huy Thiệp, phong cách nghệ thuật, văn hóa….1. Mở đầu Văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu sự giống và khác nhau,liên hệ và ảnh hưởnggiữa các nền văn học trên thế giới, nhằm bổ sung cho cho hướng nghiên cứu văn họccủa từng dân tộc một cách riêng lẻ vốn tồn taị từ trước đến nay. Trải qua hơn một thế kỉphát triển, văn học so sánh ngày càng phát huy vai trò của mình. Đặc biệt, trong bốicảnh hội nhập toàn thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển củavăn học so sánh ở mỗi quốc gia lại càng trở nên cấp thiết: “Thế kỉ XXI được xem nhưthế kỉ đăng quang của ngành văn học so sánh, một lĩnh vực đầy sức sống và triển vọngnhất trong khoa nghiên cứu văn học và khoa học nhân văn. Sự đăng quang này phù hợpvới tinh thần thời đại: một tinh thần thế giới hóa, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, một thời đạinhấn mạnh đến giao lưu quan hệ đa phương đa chiều, hợp tác và hội nhập để phát triểnnhư một xu thế chung của các nước trên thế giới” [5]. Ở Việt Nam, văn học so sánh tuyvẫn còn là một bộ môn tương đối mới nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định.Càng ngày,các nhà nghiên cứu càng ý thức được vai trò quan trọng của bộ môn này đốivới việc nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Trong bài viết Văn học so sánh trong bối cảnhtoàn cầu hóa hôm nay, Trần Đình Sử cho rằng: “Thiếu văn học so sánh chúng ta sẽ chỉkhép cửa đề cao một chiều văn học dân tộc, thiếu hẳn ý thức về vị thế, thân phận, tưcách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng văn học nhân loại. Thiếu văn học sosánh chúng ta sẽ thiếu con mắt quốc tế để nhìn nhận mỗi thành tựu và yếu kém của chúngNgày nhận bài: 19/6/2019. Ngày sửa bài: 29/7/2019. Ngày nhận đăng: 12/8/2019.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hải Phương. Địa chỉ e-mail: haiphuongdhsp@yahoo.com 23 Nguyễn Thị Hải Phương và Phạm Thị Mỵta. Thiếu văn học so sánh chúng ta mất khả năng đánh giá những tiềm năng sáng tạo tựchủ của văn học dân tộc trước các ngọn triều Âu Á không ngừng xô đến các tộc ngườitrên mảnh đất chữ S” [7]. Chỉ tính riêng trong vài chục năm gần đây, ở nước ta đã xuấthiện nhiều công trình nghiên cứu về văn học so sánh như: Dẫn luận văn học so sánh(1995) của Trần Thanh Đạm, Những vấn đề lí luận của văn học so sánh (1995) củaNguyễn Văn Dân, Văn học so sánh - Lí luận và ứng dụng (2001) do Lưu Văn Bổng chủbiên, Từ văn học so sánh đến thi học so sánh (2002) của Phương Lựu; Văn học so sánhnghiên cứu và triển vọng (2005) do Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyểnchọn, Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học (2007) của ĐặngAnh Đào… Ngoài ra còn phải kể đến một số lượng lớn bài viết in trên các báo, các luậnán, luận văn khoa học nghiên cứu và ứng dụng văn học so sánh… Trong phạm vi bàiviết này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết văn học so sánh để đi vào nghiên cứu mộthiện tượng văn học cụ thể, đó là hình tượng ông già trong hai tác phẩm Ông già và biểncả của E.Hemingway và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc so sánh hainhân vật này, chúng tôi không chỉ muốn chỉ ra những nét riêng trong tư tưởng nghệthuật, trong phong cách của hai nhà văn mà còn muốn bước đầu khám phá những nétđặc trưng của hai nền văn hóa phương Tây, phương Đông đã chi phối cách nhà văn xâydựng nhân vật của mình.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự tương đồng giữa hai nhân vật Santiago (Ông già và biển cả) và ông Diểu(Muối của rừng) Ông già và biển cả là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhàvăn Hemingway, tác phẩm đã đoạt giải Pulitzer năm 1953 và đã góp phần quan trọnggiúp nhà văn nhận được giải Nobel văn học năm 1954. Ông già và biển cả kể về ông lãoS ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: