
Hồ Chí Minh và giáo dục
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồ Chí Minh và giáo dục Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 39-42 HỒ CHÍ MINH VÀ GIÁO DỤC GSVS Đào Thế Tuấn Chủ tịch Hội Phát triển Nông thôn - Hà Nội Năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông Đào Duy Anh - cha tôi đang chữabệnh lao phổi ở Huế. Mặc dù được mời tham gia công tác nhưng ông đều khôngnhận, lấy lý do là chưa được khỏe vì đã quyết định không hoạt động chính trị, chỉtập trung vào hoạt động văn hóa, nghiên cứu và giảng dạy. Mẹ tôi trước đây làđảng viên đảng Tân Việt, hoạt động xã hội trong hội nữ công được ông Nguyễn ChíThanh, bấy giờ là bí thư xứ ủy Trung kỳ mời ra làm chủ tịch Hội phụ nữ cứu quốcThừa Thiên - Huế. Vào tháng 12 năm 1945 ông bị bắt giam vào lao thừa phủ Huế,không biết vì lý do gì. Ông Võ Nguyên Giáp, bấy giờ là Bộ trưởng bộ Nội vụ báocáo việc này với Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch rất ngạc nhiên, ra lệnh cho ông HoàngHữu Nam, thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Lê Giản tổng giám đốc nha Công an ViệtNam mời ông Đào Duy Anh ra Bộ Nội vụ. Lúc ông đến Hà Nội thì ông Hoàng HữuNam đến gặp để báo cho ông biết ông là khách mời của Hồ Chủ tịch và đưa ôngvề nghỉ ở nhà khách chính phủ. Gặp Hồ Chủ tịch thì cụ vui mừng, mời ông làm bộtrưởng hoặc là bộ Giáo dục hoặc là bộ Văn hóa, nhưng ông từ chối chỉ xin làm việcở ban chuẩn bị Đại hội văn hóa toàn quốc. Sau đấy ông được cử về dạy ở Đại họcVăn khoa, tiếp thu của Pháp, là tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm HàNội ngày nay. Sự kiện trên bổ sung thêm tài liệu về thái độ Bác Hồ với trí thức. Một sốtrí thức nho giáo như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, hay trẻhơn Phạm Khắc Hòe, Phạm Bá Trực được sử dụng ở các chức vụ khác nhau. Cáctrí thức trẻ hơn như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phan Anh,Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Nguyễn VănTố, Trần Đăng Khoa, Ngô Tấn Nhơn, Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Tích Trí, tham giavào chính phủ. Các ông Nguyễn Xiển, Huỳnh Tấn Phát, Hồ Đắc Điềm, Tôn ThấtTùng, Hồ Đắc Di, Ngụy Như Kontum, Đặng Vũ Hỷ, và các chuyên gia đã học ởPháp, Nhật như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân,Lương Định Của. . . được giao các chức vụ chuyên môn quan trọng. Làm như vậyHồ Chủ tịch đã thực hiện “Tuyển hiền dữ năng”, một chiến lược của Khổng Tử. Hồ Chí Minh còn khẳng định, trí thức không những là một bộ phận trong lựclượng cách mạng mà trí thức còn là vốn liếng quý báu của dân tộc” và “không cótrí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp 39 Đào Thế Tuấnxây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được”. Người nói: “Trí thứckhông bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi. Trí thức phục vụ nhân dân bao giờcũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội càng cần, tiếnlên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần. Sau đấy chính phủ đã quyết định tiếp thu các cơ sở giáo dục cũ của Pháp đểđào tạo một đội ngũ trí thức mới. Nhưng cuối năm 1946 chiến tranh chống Phápbùng nổ, các trường này phải tản cư về vùng tự do. Mặc dù phải học ở các đình,đền chùa trong điều kiện “trường không ra trường, lớp không ra lớp”, không có sáchgiáo khoa chỉ có vài cuốn dùng trong thời Pháp, chuyền nhau chép tay, thầy có lúcchỉ hơn trò vài lớp. Thế mà các học sinh kháng chiến này hoặc được học tiếp ở cácnước xã hội chủ nghĩa, hoặc học ở các trường đại học non trẻ trong nước lại là thếhệ trí thức thứ hai đã tham gia xây dựng nước sau khi miền Bắc được giải phónggóp phần vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc chiến tranh chốngMỹ để thống nhất nước nhà. Sở dĩ thế hệ trí thức này làm được như vậy vì họ khôngphải học để có một địa vị cao trong xã hội, mà để phục vụ nhân dân trong mọi hoàncảnh, miễn là làm được một việc tốt vì dân vì nước. Điều này chứng tỏ giáo dụckhông những chỉ do cơ sở vật chất quyết định mà chính lại do tư tưởng chỉ đạo. Hồ Chủ tịch đã nói về phong cách học tập như sau: “Muốn học tập có kếtquả thì có thái độ đúng và phương pháp đúng”. “Học tập để làm việc, làm người,làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sựTổ quốc và nhân loại”.. Như vậy có nghĩa là phải nỗ lực, cố gắng và phải xây dựngcho mình một động cơ học tập đúng đắn; không cho phép tồn tại những tư tưởngcơ hội, vụ lợi, thực dụng, cá nhân, những biểu hiện lười học tập và ngại rèn luyện,hoặc làm đủ mọi thủ đoạn nhằm đạt kết quả cao trong học tập. Thái độ đối với trí thức ấy do Hồ Chủ tịch truyền cho hệ thống cán bộ, chínhlà cơ sở của thái độ đối với giáo dục vì mục đích của giáo dục là đào tạo trí thức cóchất lượng như vậy. Hệ thống giáo dục non trẻ của ta dưới sự lãnh đạo của chínhphủ Hồ Chí Minh, không phải là có chất lượng thấp vì đã có một cơ sở phi vật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Bài viết nghiên cứu khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 371 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 336 0 0 -
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 284 0 0 -
197 trang 282 0 0
-
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 268 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 247 0 0 -
6 trang 237 0 0
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 234 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 217 0 0 -
11 trang 210 0 0
-
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 198 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 192 0 0 -
96 trang 175 0 0
-
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 151 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 151 0 0 -
Constraints on preinflation fluctuations in a nearly flat open ΛCDM cosmology
8 trang 143 0 0 -
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 trang 140 0 0 -
14 câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
32 trang 138 0 0 -
Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại - Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
217 trang 131 0 0 -
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 trang 131 0 0