Danh mục tài liệu

Hòa giải ở cơ sở

Số trang: 40      Loại file: doc      Dung lượng: 254.00 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kinh nghiệm hòa giải ở cơ sở thông qua một số tình huống là những nội dung chính trong tài liệu "Hòa giải ở cơ sở". Hy vọng nội dung tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hòa giải ở cơ sở HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở Hòa giải  ở  cơ  sở  là một hoạt động mang tính xã hội tự  nguyện, tự  quản đã trở  thành đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hòa giải  ở  cơ  sở  không chỉ  đơn   thuần góp phần hạn chế  các tranh chấp dân sự  và phòng ngừa tội phạm, vận động   nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, củng cố  tình làng, nghĩa xóm, tăng cường   đoàn kết trong cộng đồng dân cư mà còn góp phần quan trọng trong việc giữ vững an   ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế  ­ xã hội. Hòa giải từ  chỗ là một hoạt động mang tính chất tự  phát trong nội bộ nhân dân đã trở  thành hoạt  động của một tổ  chức quần chúng được Nhà nước thừa nhận. Để  phát huy tốt nhất   hiệu quả của hoạt động hòa giải đối với đời sống xã hội, Nhà nước thực hiện sự quản   lý, tạo điều kiện cho tổ  chức và hoạt động hòa giải  ở  cơ  sở  được kiện toàn và phát   triển.  Quản lý nhà nước về công tác hòa giải  ở  cơ sở được hiểu là hoạt động của các  cơ  quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo ra các điều kiện để  công nhận, xác lập,   duy trì, ổn định và phát triển tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo Điều 6 Pháp lệnh về  Tổ  chức và hoạt động hoà giải  ở  cơ  sở  năm 1998,  Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 160/1999/NĐ­CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính  phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở  cơ  sở  năm 1998 (Nghị  định số  160/1999/NĐ­CP) thì nội dung quản lý nhà nước về  công tác hoà giải ở cơ sở bao gồm: ­ Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;   ­ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; ­ Xây dựng, phát triển hệ  thống mạng lưới tổ  hoà giải và đội ngũ những người  làm công tác hoà giải; ­ Tổ  chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,  nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải; ­ Biên soạn, in  ấn, phát hành, cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ  hoà giải ở  cơ sở; ­ Quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hoà giải ở cơ sở; ­ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở; ­ Sơ  kết, tổng kết, đánh giá, thực hiện chế  độ  báo cáo, thống kê về  tổ  chức và   hoạt động hoà giải ở cơ sở; ­ Tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở cơ sở.   2. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở Theo quy định tại Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, Nghị định  số   160/1999/NĐ­CP,   Nghị   định   số   93/2008/NĐ­CP   ngày   22   tháng   8   năm   2008   của   Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư  pháp, Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT­BTP­BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 hướng  dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban   nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư  pháp thuộc Uỷ  ban nhân dân cấp huyện và công tác tư  pháp của Uỷ  ban nhân dân cấp xã thì các cơ  quan quản lý nhà nước về  công tác hoà   giải ở cơ sở bao gồm: 2.1. Chính phủ  Chính phủ  có nhiệm vụ  thống nhất quản lý nhà nước về  công tác hòa giải trong  phạm vi cả nước.  2.2. Bộ Tư pháp  Bộ  Tư  pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ  thực hiện quản lý nhà nước về  công tác hoà giải  ở  cơ  sở  và chỉ  đạo, hướng dẫn Uỷ  ban nhân dân các cấp thực hiện   quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở địa phương, cụ thể: ­ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tổ  chức và hoạt động hoà giải trình  Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; ­ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi cả nước; ­ Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn các Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường   lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ  hoà giải cho  người làm công tác hoà giải; ­ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở trong phạm vi cả  nước; ­ Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của tổ hoà giải trong phạm vi cả nước. 2.3. Uỷ ban nhân dân các cấp  Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải theo sự  chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Căn cứ tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân  các cấp tạo điều kiện, hỗ  trợ  về  kinh phí cho việc kiện toàn tổ  chức, bồi dưỡng   nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động  hoà giải ở địa phương. 2.4. Sở Tư pháp  Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà   nước về công tác hoà giải ở địa phương, cụ thể: ­ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác hòa giải trình Uỷ  ban nhân   dân cấp tỉnh ban hành;   ­ Theo sự  chỉ  đạo của Bộ  Tư  pháp và Uỷ  ban nhân dân cấp tỉnh, hướng dẫn,  kiểm tra việc thực hiện quy định của cấp trên về tổ  ...