Hoa phù dung - Thuốc chống viêm, cầm máuHoa phù dung (Hibiscus mutabilis L.) thuộc họ bông (Malvaceae), tên khác là mộc phù dung, mộc liên, là một cây cảnh được trồng ở công viên và vườn gia đình với dáng mảnh dẻ và nhiều hoa màu trắng, hồng và đỏ. Những bông trắng có cánh hoa tươi mơn mởn, cánh của những bông hồng hơi quăn lại và ở những bông đỏ, cánh hoa đã thâm đen và cụp lại. Trông cứ tưởng là cây có 3 thứ hoa. Thực ra, cùng một bông hoa vào buổi sáng khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoa phù dung - Thuốc chống viêm, cầm máu Hoa phù dung - Thuốc chống viêm, cầm máuHoa phù dung (Hibiscus mutabilis L.) thuộc họ bông (Malvaceae), tên khác là mộc phùdung, mộc liên, là một cây cảnh được trồng ở công viên và vườn gia đình với dáng mảnhdẻ và nhiều hoa màu trắng, hồng và đỏ. Những bông trắng có cánh hoa tươi mơn mởn,cánh của những bông hồng hơi quăn lại và ở những bông đỏ, cánh hoa đã thâm đen vàcụp lại. Trông cứ tưởng là cây có 3 thứ hoa. Thực ra, cùng một bông hoa vào buổi sángkhi mới nở có màu trắng, đến trưa ngả màu hồng và về chiều chuyển hẳn sang màu đỏ.Chính chất sắc tố anthocyan (thanh hoa tố) có trong hoa đã bị ôxy hóa dần khi tiếp xúcvới không khí mà chuyển màu. Quá trình này sẽ nhanh hơn nếu làm giập nát những bôngtrắng.Hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian. Bộ phận của cây làhoa (thu hái lúc mới nở, dùng tươi) và lá (thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô,sấy khô). Dược liệu có vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, chốngviêm, cầm máu, làm tan máu ứ, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, được dùng trong nhữngtrường hợp sau;Chữa nhọt mủ: Khi nhọt mới nhú, lấy rễ vông vang hoặc rễ cây gai 30g, rửa sạch giã nát,gói vào băng sạch, đắp cho nhọt chóng mưng mủ. Tiếp đó, lấy hoa hoặc lá phù dung tươi30-40g, giã nhỏ hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, rồi thêm nước chè đặc, nhào thành bộtnhão, đắp cho nhọt vỡ mủ và đỡ đau nhức. Rồi nặn cho hết mủ, rửa sạch bằng nước sắcđặc lá sồi tía hoặc nõn cây bàng để chống nhiễm khuẩn. Cuối cùng, lấy lá dạ cẩm 50g,rửa sạch, giã nhuyễn với ít muối, đắp để vết thương chóng lên da non, mau lành.Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch,giã đắp. Làm vài ngày.Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tấtcả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày một lần trong 3-5 ngày.Chữa kinh nguyệt ra nhiều, băng huyết, rong huyết, bạch đới: Hoa phù dung (loại mới nở,còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm mộtlần trong ngày, hoặc tán bột mịn; gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn.Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm(Nam dược thần hiệu).Chữa bỏng: Hoa hoặc lá phù dung phơi khô, nghiền thành bột, rây mịn, trộn với dầuvừng, đắp tại chỗ. Ngày làm vài lần.
Hoa phù dung - Thuốc chống viêm, cầm máu
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 74.31 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 34 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 33 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 30 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 24 0 0