
Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần
Số trang: 3
Loại file: doc
Dung lượng: 38.50 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoa sen trong mỹ thuật thời Trần Sang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình thời Lý. Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ án hoa sen
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoa sen trong mỹ thuật thời TrầnHoa sen trong mỹ thuật thời TrầnSang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hìnhthời Lý. Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ ánhoa sen với phong cách hiện thực sinh động. Một điều duy nhất để phân biệtlà: các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây,mà thời Trần hoàn toàn không có. Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêmmột đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi đượcđiểm các hạt tròn trong một bố cục cân xứng khá chặt chẽ.Đài Sen thế kỷ 11-12Đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Trần khá phong phú như đồ án đỡ chânchim phượng trên trán bia chùa Tổng (Hưng Yên), đỡ các hình lá đề trong đồán ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu (Bắc Ninh), ở các chân cột, cốn, nhất là ở cửachùa Thái Lạc, đài sen đỡ phía dưới các tượng phỗng, một đề tài chuẩn củathời kỳ này. Trên các bệ tượng Phật của thời Trần đều chạm thành những đàisen lớn. Cánh sen có 2 hoặc ba lớp, xen kẽ nhau, thể hiện thành những khốinổi, không còn chỉ là hoa văn nữa. Tuy nhiên cũng có những bệ lớp phía dướicùng lại chỉ chạm nông thành một viền hoa văn trang trí, các cánh sen đượcchạm nối tiếp nhau vòng quanh bệ, hình thức thường to khoẻ, chen khít dăngthành hàng dài nhiều khi thì bố cục nghiêng mà nhiều nhà nghiên cứu gọi làcánh sen vẹo. Trong lòng các cánh sen thường chạm thêm những hình hoa kếthợp bởi các ô tròn.Đồ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử dụng khá nhiều trên kiến trúccủa chùa Thái Lạc. Và có lẽ đây cũng là ngôi chùa duy nhất có đồ án trang trínày. Hoa sen chạy dài phía dưới đôi rồng đang trịnh trọng dâng chầu lá đề,hay uốn lượn phía trên các “tầng mây”, nơi có hình các tiên nữ đầu ngườimình chim đang vừa múa vừa dâng hoa.Hoa văn hoa sen trên gốm hoa nâu: Gốm hoa nâu được ra đời vào cuối thời Lývà phát triển mạnh ở thời Trần, gồm nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Có loạito như chậu, ang, thạp. Có loại nhỏ như bát, đĩa, liễn,... Hiện vật ngày naycòn lại ở một số bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật hoặc cácbảo tàng địa phương ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, ThanhHóa, Hà Tây.v.v... Một số khác nằm ở các sưu tập tư nhân trong và ngoàinước. Trên các đồ gốm này thường được chia thành ô hoặc thành băng đểtrang trí bằng cách dùng bút vẽ lên xương đất, sau đó tráng men và kẻ vạchrồi mới đem nung. Đề tài trang trí gồm nhiều loại mà trong đó hoa sen chiếmsố lượng lớn. Hoa văn hoa sen có loại đơn giản, chỉ vẽ vạch mấy nét màthành, như trường hợp một chiếc âu trong sưu tập của Bảo tàng quốc gia Bỉ,phần lớn chúng được vẽ theo lối nhìn nghiêng... Từ một cuống hoa ở dướivươn lên rồi tiếp đến các cánh hoa đổ ra hai phía bọc quanh một đài gương ởgiữa. Hai cánh trên cùng đang ôm lấy gương sen, hai cánh tiếp nở vươn rộngra hai bên và hai cánh dưới cùng đổ xuống phía dưới. Đơn giản như vậynhưng vì các cánh sen này không bị gò bó trong một khuôn mẫu đăng đối nàonên trông rất sinh động. Nét bút của nghệ nhân ở đây tung hoành thoải mái.Khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng caolướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay của búp sen. Mỗi ô một hoa,mỗi hoa một kiểu dáng, thường đứng riêng lẻ một mình hoặc kết hợp vớimột vài cây cỏ và búp sen. Đặc biệt có đồ án trên một chiếc tháp gốm củaBảo tàng Hải Dương, nghệ nhân còn vẽ thêm nhiều búp sen và lá sen nhiềukiểu dáng, có lá bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống thành cả mảngtròn to, thấy rõ cả chi tiết các gân lá. Ở một liễn men nâu ở Bảo tàng Lịch sửHà Nội, hoa sen lại bố cục thành hoa dây uốn lượn cong tròn đều. Cứ mỗi ôtrống là một hoa sen, bố cục theo lối nhìn nghiêng, cánh hoa đổ ra hai phía nhưở các đồ gốm hoa nâu khác. Dây hoa này có nhiều lá, có lá như một cánh sen,có lá lại giống lá của hoa cúc trông rất sinh động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoa sen trong mỹ thuật thời TrầnHoa sen trong mỹ thuật thời TrầnSang thời Trần, đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hìnhthời Lý. Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ ánhoa sen với phong cách hiện thực sinh động. Một điều duy nhất để phân biệtlà: các hoa văn trong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây,mà thời Trần hoàn toàn không có. Cánh sen thời Trần thường chỉ chạm thêmmột đường gờ chìm viền theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi đượcđiểm các hạt tròn trong một bố cục cân xứng khá chặt chẽ.Đài Sen thế kỷ 11-12Đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Trần khá phong phú như đồ án đỡ chânchim phượng trên trán bia chùa Tổng (Hưng Yên), đỡ các hình lá đề trong đồán ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu (Bắc Ninh), ở các chân cột, cốn, nhất là ở cửachùa Thái Lạc, đài sen đỡ phía dưới các tượng phỗng, một đề tài chuẩn củathời kỳ này. Trên các bệ tượng Phật của thời Trần đều chạm thành những đàisen lớn. Cánh sen có 2 hoặc ba lớp, xen kẽ nhau, thể hiện thành những khốinổi, không còn chỉ là hoa văn nữa. Tuy nhiên cũng có những bệ lớp phía dướicùng lại chỉ chạm nông thành một viền hoa văn trang trí, các cánh sen đượcchạm nối tiếp nhau vòng quanh bệ, hình thức thường to khoẻ, chen khít dăngthành hàng dài nhiều khi thì bố cục nghiêng mà nhiều nhà nghiên cứu gọi làcánh sen vẹo. Trong lòng các cánh sen thường chạm thêm những hình hoa kếthợp bởi các ô tròn.Đồ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử dụng khá nhiều trên kiến trúccủa chùa Thái Lạc. Và có lẽ đây cũng là ngôi chùa duy nhất có đồ án trang trínày. Hoa sen chạy dài phía dưới đôi rồng đang trịnh trọng dâng chầu lá đề,hay uốn lượn phía trên các “tầng mây”, nơi có hình các tiên nữ đầu ngườimình chim đang vừa múa vừa dâng hoa.Hoa văn hoa sen trên gốm hoa nâu: Gốm hoa nâu được ra đời vào cuối thời Lývà phát triển mạnh ở thời Trần, gồm nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Có loạito như chậu, ang, thạp. Có loại nhỏ như bát, đĩa, liễn,... Hiện vật ngày naycòn lại ở một số bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật hoặc cácbảo tàng địa phương ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, ThanhHóa, Hà Tây.v.v... Một số khác nằm ở các sưu tập tư nhân trong và ngoàinước. Trên các đồ gốm này thường được chia thành ô hoặc thành băng đểtrang trí bằng cách dùng bút vẽ lên xương đất, sau đó tráng men và kẻ vạchrồi mới đem nung. Đề tài trang trí gồm nhiều loại mà trong đó hoa sen chiếmsố lượng lớn. Hoa văn hoa sen có loại đơn giản, chỉ vẽ vạch mấy nét màthành, như trường hợp một chiếc âu trong sưu tập của Bảo tàng quốc gia Bỉ,phần lớn chúng được vẽ theo lối nhìn nghiêng... Từ một cuống hoa ở dướivươn lên rồi tiếp đến các cánh hoa đổ ra hai phía bọc quanh một đài gương ởgiữa. Hai cánh trên cùng đang ôm lấy gương sen, hai cánh tiếp nở vươn rộngra hai bên và hai cánh dưới cùng đổ xuống phía dưới. Đơn giản như vậynhưng vì các cánh sen này không bị gò bó trong một khuôn mẫu đăng đối nàonên trông rất sinh động. Nét bút của nghệ nhân ở đây tung hoành thoải mái.Khi thì nhấn mạnh tạo một mảng đậm cho một cánh sen, lúc lại nâng caolướt nhẹ mô tả một chi tiết của cuống hoa hay của búp sen. Mỗi ô một hoa,mỗi hoa một kiểu dáng, thường đứng riêng lẻ một mình hoặc kết hợp vớimột vài cây cỏ và búp sen. Đặc biệt có đồ án trên một chiếc tháp gốm củaBảo tàng Hải Dương, nghệ nhân còn vẽ thêm nhiều búp sen và lá sen nhiềukiểu dáng, có lá bố cục theo lối nhìn chính diện từ trên xuống thành cả mảngtròn to, thấy rõ cả chi tiết các gân lá. Ở một liễn men nâu ở Bảo tàng Lịch sửHà Nội, hoa sen lại bố cục thành hoa dây uốn lượn cong tròn đều. Cứ mỗi ôtrống là một hoa sen, bố cục theo lối nhìn nghiêng, cánh hoa đổ ra hai phía nhưở các đồ gốm hoa nâu khác. Dây hoa này có nhiều lá, có lá như một cánh sen,có lá lại giống lá của hoa cúc trông rất sinh động.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật tạo hình Hoa sen trong mỹ thuật tài liệu mỹ thuật mỹ thuật việt nam Hoa sen trong mỹ thuật thời TrầnTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 1
81 trang 106 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
7 trang 62 1 0
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 61 1 0 -
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 2
33 trang 60 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
11 trang 53 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Bé sơ sinh lằm trong lòng bàn tay
8 trang 53 0 0 -
8 trang 51 0 0
-
Nhiếp ảnh thế giới - Lịch sử: Phần 1
333 trang 49 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0