
Họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh)-Với 'Trên tầng thanh khí'
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.19 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ Mỹ về, với loạt tác phẩm “Trên tầng thanh khí”, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 9-1999, Rừng tổ chức mấy cuộc triển lãm liền ở mấy gallery khác nhau (Tự Do, Xuân…). Nhiều người hỏi : tranh Rừng có gì mới ? …
Rừng có một sức làm việc sung mãn. Anh vẽ nhiều, khai thác mọi thứ phương tiện trung gian để sáng tác – từ màu nước trên giấy, sơn dầu
.trên họa báo, sơn dầu trên vải bố, cắt dán giấy đến sơn mài, v.v… không chịu sự kìm tỏa bởi những khó khăn của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh)-Với “Trên tầng thanh khí” Họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh)-Với “Trên tầng thanh khí” (*) Từ Mỹ về, với loạt tác phẩm “Trên tầng thanh khí”, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 9-1999, Rừng tổ chức mấy cuộc triển lãm liền ở mấy gallery khác nhau (Tự Do, Xuân…). Nhiều người hỏi : tranh Rừng có gì mới ? … Rừng có một sức làm việc sung mãn. Anh vẽ nhiều, khai thác mọi thứ phương tiện trung gian để sáng tác – từ màu nước trên giấy, sơn dầu trên họa báo, sơn dầu trên vải bố, cắt dán giấy đến sơn mài, v.v… không chịu sự kìm tỏa bởi những khó khăn của điều kiện vật chất. Bản chất hội họa của anh hướng đến biểu đạt sự hiểu, sự biết trên cơ sở của những cái thấy dựa trên kinh nghiệm chủ quan … nói chung, thuộc trí kiến thường nghiệm … Điều này được anh thừa nhận qua các phát biểu trực tiếp và thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm của anh. Thực tế sáng tác của Rừng cho thấy, anh đã lãnh hội tất cả mọi hình thức biểu đạt của hội họa hiện đại phương Tây – từ Ấn tượng, Dã thú, Tượng trưng, Biểu hiện, đến Siêu thực, Trừu tượng – để biểu đạt chính mình trong mọi xung động nội tâm. Đó là hội họa theo quan điểm chức năng, quan điểm dấn thân. Ở góc độ này, cần thừa nhận, Rừng có đóng góp. Anh là họa sĩ “dấn thân” cuồng nhiệt nhất, chân thành nhất trong số các họa sĩ trưởng thành ở miền Nam trước 1975 … Bước qua thập kỷ 90, hội họa Rừng thay đổi đột ngột. Theo anh, từ một sự tình cờ, khi anh chợt thấy những tờ giấy ảnh màu bị lộ sáng loang lỗ, gợi ra những cảm xúc kỳ lạ, hướng tâm tưởng nghệ thuật của anh vào một cảnh giới khác, một không gian thẩm mỹ khác. Không còn là “tiếng nói như ngàn trang sách” với nhân quần bằng tinh thần chỉ định – hình ảnh thế giới khách quan biến mất khỏi tranh anh. Sau khi anh qua Mỹ, tiếp tục cái nhãn quan nghệ thuật “phiêu du mộng tưởng”, nhưng tinh thần biểu hiện có thay đổi về cơ bản. Loạt tranh cắt dán giấy (từ các ấn phẩm màu của Mỹ) với chủ đề “Phiêu du mộng tưởng – ánh sáng và bóng tối” – anh đã triển lãm ở gallery Không Gian Xanh năm 1997 – dường như chỉ là sự thể nghiệm mang tính chất hình thức thuần túy. Tranh của anh nhiều màu hơn; cấu trúc hình diện phức tạp hơn với những mảng “mềm”, “cứng” đan xen uyển chuyển; không gian hẹp lại, trong trẻo hơn … Nói chung là khác lạ và phong phú từ tác phẩm này sang tác phẩm khác. Tuy nhiên, về nội dung biểu cảm, dường như chỉ có một. Mỗi mảng hình có chu vi rõ ràng (do cắt dán) gợi cảm tưởng về một thực thể (trừu tượng hóa) tách biệt; cộng thêm, mỗi mảng là một dải màu liên tục sáng – tối biến chuyển đều gợi cảm giác lạnh như ánh kim khí (do đặc điểm của mẫu giấy màu được lựa chọn) … nên tổng thể từng tác phẩm này của Rừng, thay vì gợi cảm giác huyền bí, sâu lắng của một thực tại tiềm ẩn nhưng mạnh mẽ nào đó (như trước đây) lại gợi cảm giác lạnh lẽo, xa lạ. Cái thế giới siêu thực trong tranh anh lúc này, dường như vắng hơi thở con người, chỉ còn là phản ánh của những thực tại vật chất lộng lẫy, có tổ chức chặt chẽ, hợp lý … nhưng từng thực thể trong đó thì đầy vẻ băng giá, tồn tại bên nhau, xoắn vào nhau mà lạc loài, chơ vơ, … Có phải đây là tâm cảnh của Rừng ? Với “Trên tầng thanh khí”, Rừng thực sự chỉ làm công việc phóng lớn bằng sơn dầu những bức tranh dán giấy từ thời kỳ “Phiêu du mộng tưởng – ánh sáng và bóng tối”. Điều này cũng bình thường đối với một họa sĩ, nhưng cho thấy, trong vòng mấy năm qua, về mặt tinh thần ở Rừng không có sự sinh sôi, biến động … Anh đã đến sự bình yên của tâm hồn để tâm cảnh hội họa không còn chịu sự tác động của ngoại cảnh với những mối hệ lụy thường tục – như anh nói – hay là anh đang lẩn quẩn trao não trạng đối diện với hư vô, với nỗi cô đơn được xem là thân phận ? … Tranh anh dường như “nói” thật hơn là anh nói (bằng lời) … Họa sĩ, kẻ sáng tạo nên mình-NXB Mỹ thuật, 2002 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh)-Với “Trên tầng thanh khí” Họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh)-Với “Trên tầng thanh khí” (*) Từ Mỹ về, với loạt tác phẩm “Trên tầng thanh khí”, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 9-1999, Rừng tổ chức mấy cuộc triển lãm liền ở mấy gallery khác nhau (Tự Do, Xuân…). Nhiều người hỏi : tranh Rừng có gì mới ? … Rừng có một sức làm việc sung mãn. Anh vẽ nhiều, khai thác mọi thứ phương tiện trung gian để sáng tác – từ màu nước trên giấy, sơn dầu trên họa báo, sơn dầu trên vải bố, cắt dán giấy đến sơn mài, v.v… không chịu sự kìm tỏa bởi những khó khăn của điều kiện vật chất. Bản chất hội họa của anh hướng đến biểu đạt sự hiểu, sự biết trên cơ sở của những cái thấy dựa trên kinh nghiệm chủ quan … nói chung, thuộc trí kiến thường nghiệm … Điều này được anh thừa nhận qua các phát biểu trực tiếp và thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm của anh. Thực tế sáng tác của Rừng cho thấy, anh đã lãnh hội tất cả mọi hình thức biểu đạt của hội họa hiện đại phương Tây – từ Ấn tượng, Dã thú, Tượng trưng, Biểu hiện, đến Siêu thực, Trừu tượng – để biểu đạt chính mình trong mọi xung động nội tâm. Đó là hội họa theo quan điểm chức năng, quan điểm dấn thân. Ở góc độ này, cần thừa nhận, Rừng có đóng góp. Anh là họa sĩ “dấn thân” cuồng nhiệt nhất, chân thành nhất trong số các họa sĩ trưởng thành ở miền Nam trước 1975 … Bước qua thập kỷ 90, hội họa Rừng thay đổi đột ngột. Theo anh, từ một sự tình cờ, khi anh chợt thấy những tờ giấy ảnh màu bị lộ sáng loang lỗ, gợi ra những cảm xúc kỳ lạ, hướng tâm tưởng nghệ thuật của anh vào một cảnh giới khác, một không gian thẩm mỹ khác. Không còn là “tiếng nói như ngàn trang sách” với nhân quần bằng tinh thần chỉ định – hình ảnh thế giới khách quan biến mất khỏi tranh anh. Sau khi anh qua Mỹ, tiếp tục cái nhãn quan nghệ thuật “phiêu du mộng tưởng”, nhưng tinh thần biểu hiện có thay đổi về cơ bản. Loạt tranh cắt dán giấy (từ các ấn phẩm màu của Mỹ) với chủ đề “Phiêu du mộng tưởng – ánh sáng và bóng tối” – anh đã triển lãm ở gallery Không Gian Xanh năm 1997 – dường như chỉ là sự thể nghiệm mang tính chất hình thức thuần túy. Tranh của anh nhiều màu hơn; cấu trúc hình diện phức tạp hơn với những mảng “mềm”, “cứng” đan xen uyển chuyển; không gian hẹp lại, trong trẻo hơn … Nói chung là khác lạ và phong phú từ tác phẩm này sang tác phẩm khác. Tuy nhiên, về nội dung biểu cảm, dường như chỉ có một. Mỗi mảng hình có chu vi rõ ràng (do cắt dán) gợi cảm tưởng về một thực thể (trừu tượng hóa) tách biệt; cộng thêm, mỗi mảng là một dải màu liên tục sáng – tối biến chuyển đều gợi cảm giác lạnh như ánh kim khí (do đặc điểm của mẫu giấy màu được lựa chọn) … nên tổng thể từng tác phẩm này của Rừng, thay vì gợi cảm giác huyền bí, sâu lắng của một thực tại tiềm ẩn nhưng mạnh mẽ nào đó (như trước đây) lại gợi cảm giác lạnh lẽo, xa lạ. Cái thế giới siêu thực trong tranh anh lúc này, dường như vắng hơi thở con người, chỉ còn là phản ánh của những thực tại vật chất lộng lẫy, có tổ chức chặt chẽ, hợp lý … nhưng từng thực thể trong đó thì đầy vẻ băng giá, tồn tại bên nhau, xoắn vào nhau mà lạc loài, chơ vơ, … Có phải đây là tâm cảnh của Rừng ? Với “Trên tầng thanh khí”, Rừng thực sự chỉ làm công việc phóng lớn bằng sơn dầu những bức tranh dán giấy từ thời kỳ “Phiêu du mộng tưởng – ánh sáng và bóng tối”. Điều này cũng bình thường đối với một họa sĩ, nhưng cho thấy, trong vòng mấy năm qua, về mặt tinh thần ở Rừng không có sự sinh sôi, biến động … Anh đã đến sự bình yên của tâm hồn để tâm cảnh hội họa không còn chịu sự tác động của ngoại cảnh với những mối hệ lụy thường tục – như anh nói – hay là anh đang lẩn quẩn trao não trạng đối diện với hư vô, với nỗi cô đơn được xem là thân phận ? … Tranh anh dường như “nói” thật hơn là anh nói (bằng lời) … Họa sĩ, kẻ sáng tạo nên mình-NXB Mỹ thuật, 2002 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Họa sĩ Rừng Bản chất hội họa phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 61 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
5 trang 44 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 43 0 0 -
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0