Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
Số trang: 103
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.57 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2 gồm các nội dung chính như Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường; Kinh nghiệm quốc tế về hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y YẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TS. Phạm Thị Thanh Hương Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt: Hệ thống y tế được đổi mới theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, để cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao. Sự đổi mới được tiến hành đồng bộ bắt đầu từ hệ thống cơ chế chính sách của ngành. Trong đó, chính sách tài chính y tế hiện đã và đang được đặc biệt quan tâm để hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế cơ bản của nền thị trường định hướng XHCN. Các chính sách tài chính y tế cụ thể như: chính sách chi NSNN cho y tế, chính sách BHYT, chính sách giá dịch vụ y tế, chính sách xã hội hóa trong y tế, cơ chế tự chủ trong các cơ quan, ĐVSN ngành y tế... đã có những thay đổi phù hợp tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành y tế thời gian qua. 1. Chính sách chi NSNN cho y tế Chi NSNN cho y tế xác định là khoản chi cho y tế từ ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về y tế. Tỷ trọng nguồn chi từ NSNN cho y tế từ 2008 đến nay đã tăng cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách. Chính phủ đã từng bước ưu tiên chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ, đến nay đã đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ và gần 400 triệu USD từ nguồn ODA để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 766 bệnh viện, từ tuyến huyện đến trung ương, 114 phòng khám đa khoa khu vực, hơn 2.000 trạm y tế [1]. NSNN theo hướng chuyển dần từ cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người bệnh thông qua BHYT. Bên cạnh những ưu điểm của chi ngân sách cho y tế cũng còn nhiều vướng mắc trong quá trình sử dụng cũng như những tồn tại cần giải quyết. Do yêu cầu cao về khám chữa bệnh, NSNN trong những năm qua tập trung nhiều hơn cho xây dựng bệnh viện; chưa đầu tư thỏa đáng cho phát triển y tế dự phòng, CSSK ban đầu và y tế ở vùng khó khăn. Quản lý nguồn chi NSNN cho đầu tư phát triển còn nhiều bất cập. Không ít dự án xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế, mua sắm trang thiết bị y tế, thiết bị xử lý chất thải y tế không đảm bảo chất lượng, gây thất thoát, lãng phí. 2. Chính sách bảo hiểm y tế BHYT tạo nguồn thu quan trọng cho hoạt động và phát triển sự nghiệp y tế. Thực tế đã có chuyển biến căn bản về nhận thức và thực hiện BHYT, tham gia BHYT đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc được luật hoá gắn với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2020, những năm gần đây Chính phủ đã dành 10-17 nghìn tỷ đồng/năm để hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, các đối tượng khó khăn mua bảo hiểm y tế. Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 5,4% năm 1993 lên 81,7 năm 2016 với số thu đạt khoảng 72.000 tỷ đồng [2]. 202 Tuy nhiên chính sách BHYT hiện nay cũng còn một số vướng mắc. Việc thông tuyến BHYT tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn nơi khám, chữa bệnh, nhưng cũng làm tăng vượt tuyến và quá tải không cần thiết nếu không có giải pháp kiểm soát về giá và mức đồng chi trả khi vượt cấp chăm sóc hoặc hạng bệnh viện, đặc biệt khi thông tuyến tỉnh vào năm 2021. Mệnh giá BHYT thấp trong khi 70% chi cho khám, chữa bệnh là chi cho thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh mà giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế lại phải theo mặt bằng quốc tế. Các loại hình BHYT còn chưa đa dạng, như có các mức đóng, mức hưởng khác nhau để chi trả những dịch vụ mà BHYT cơ bản không chi trả nên chưa khuyến khích các đối tượng có thu nhập cao tham gia để tạo nguồn tài chính cho quỹ. Bên cạnh đó, còn chưa bao phủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng, chi thuốc ở tuyến y tế cơ sở còn thấp. Chưa có chế tài đủ mạnh để tránh lạm dụng, việc triển khai các quy định chưa nghiêm nên nhiều chủ lao động không mua BHYT cho người lao động. 3. Chính sách giá dịch vụ y tế Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ “thu một phần viện phí” sang cơ chế “giá dịch vụ” [3] thực hiện theo quy định của pháp luật về giá: Giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ, chuyển dần theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Đây là bước đổi mới cơ bản nhất, quan trọng trong các chính sách tài chính y tế, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, là điều kiện cơ bản để các cơ sở y tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình thận trọng, có phân chia tiến độ điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân, đã góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển bình đẳng với y tế công lập... Tuy nhiên, việc thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm, đến nay mới tính một phần tiền lương và chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao. Cơ cấu của giá dịch vụ y tế chưa hợp lý, bình quân chi tiền thuốc, hóa chất, vật tư chiếm tới 70-80% nên mặc dù đã có tiền lương nhưng chi phí tiền lương trong giá dịch vụ còn rất thấp, mức độ cung ứng dịch vụ của các cơ sở y tế rất khác nhau nên nhiều đơn vị vẫn chưa bảo đảm cân đối được tiền lương từ nguồn thu… 4. Chính sách xã hội hóa trong y tế Bản chất của “xã hội hoá” là huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực của toàn xã hội, trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hoá các hình thức hoạt động và các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạch định chính sách vĩ mô trong kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Y YẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TS. Phạm Thị Thanh Hương Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt: Hệ thống y tế được đổi mới theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, để cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao. Sự đổi mới được tiến hành đồng bộ bắt đầu từ hệ thống cơ chế chính sách của ngành. Trong đó, chính sách tài chính y tế hiện đã và đang được đặc biệt quan tâm để hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế cơ bản của nền thị trường định hướng XHCN. Các chính sách tài chính y tế cụ thể như: chính sách chi NSNN cho y tế, chính sách BHYT, chính sách giá dịch vụ y tế, chính sách xã hội hóa trong y tế, cơ chế tự chủ trong các cơ quan, ĐVSN ngành y tế... đã có những thay đổi phù hợp tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành y tế thời gian qua. 1. Chính sách chi NSNN cho y tế Chi NSNN cho y tế xác định là khoản chi cho y tế từ ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về y tế. Tỷ trọng nguồn chi từ NSNN cho y tế từ 2008 đến nay đã tăng cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách. Chính phủ đã từng bước ưu tiên chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ, đến nay đã đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ và gần 400 triệu USD từ nguồn ODA để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 766 bệnh viện, từ tuyến huyện đến trung ương, 114 phòng khám đa khoa khu vực, hơn 2.000 trạm y tế [1]. NSNN theo hướng chuyển dần từ cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người bệnh thông qua BHYT. Bên cạnh những ưu điểm của chi ngân sách cho y tế cũng còn nhiều vướng mắc trong quá trình sử dụng cũng như những tồn tại cần giải quyết. Do yêu cầu cao về khám chữa bệnh, NSNN trong những năm qua tập trung nhiều hơn cho xây dựng bệnh viện; chưa đầu tư thỏa đáng cho phát triển y tế dự phòng, CSSK ban đầu và y tế ở vùng khó khăn. Quản lý nguồn chi NSNN cho đầu tư phát triển còn nhiều bất cập. Không ít dự án xây dựng bệnh viện, cơ sở y tế, mua sắm trang thiết bị y tế, thiết bị xử lý chất thải y tế không đảm bảo chất lượng, gây thất thoát, lãng phí. 2. Chính sách bảo hiểm y tế BHYT tạo nguồn thu quan trọng cho hoạt động và phát triển sự nghiệp y tế. Thực tế đã có chuyển biến căn bản về nhận thức và thực hiện BHYT, tham gia BHYT đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc được luật hoá gắn với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2020, những năm gần đây Chính phủ đã dành 10-17 nghìn tỷ đồng/năm để hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, các đối tượng khó khăn mua bảo hiểm y tế. Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 5,4% năm 1993 lên 81,7 năm 2016 với số thu đạt khoảng 72.000 tỷ đồng [2]. 202 Tuy nhiên chính sách BHYT hiện nay cũng còn một số vướng mắc. Việc thông tuyến BHYT tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn nơi khám, chữa bệnh, nhưng cũng làm tăng vượt tuyến và quá tải không cần thiết nếu không có giải pháp kiểm soát về giá và mức đồng chi trả khi vượt cấp chăm sóc hoặc hạng bệnh viện, đặc biệt khi thông tuyến tỉnh vào năm 2021. Mệnh giá BHYT thấp trong khi 70% chi cho khám, chữa bệnh là chi cho thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh mà giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế lại phải theo mặt bằng quốc tế. Các loại hình BHYT còn chưa đa dạng, như có các mức đóng, mức hưởng khác nhau để chi trả những dịch vụ mà BHYT cơ bản không chi trả nên chưa khuyến khích các đối tượng có thu nhập cao tham gia để tạo nguồn tài chính cho quỹ. Bên cạnh đó, còn chưa bao phủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng, chi thuốc ở tuyến y tế cơ sở còn thấp. Chưa có chế tài đủ mạnh để tránh lạm dụng, việc triển khai các quy định chưa nghiêm nên nhiều chủ lao động không mua BHYT cho người lao động. 3. Chính sách giá dịch vụ y tế Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ “thu một phần viện phí” sang cơ chế “giá dịch vụ” [3] thực hiện theo quy định của pháp luật về giá: Giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ, chuyển dần theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Đây là bước đổi mới cơ bản nhất, quan trọng trong các chính sách tài chính y tế, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, là điều kiện cơ bản để các cơ sở y tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình thận trọng, có phân chia tiến độ điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân, đã góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển bình đẳng với y tế công lập... Tuy nhiên, việc thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm, đến nay mới tính một phần tiền lương và chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao. Cơ cấu của giá dịch vụ y tế chưa hợp lý, bình quân chi tiền thuốc, hóa chất, vật tư chiếm tới 70-80% nên mặc dù đã có tiền lương nhưng chi phí tiền lương trong giá dịch vụ còn rất thấp, mức độ cung ứng dịch vụ của các cơ sở y tế rất khác nhau nên nhiều đơn vị vẫn chưa bảo đảm cân đối được tiền lương từ nguồn thu… 4. Chính sách xã hội hóa trong y tế Bản chất của “xã hội hoá” là huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực của toàn xã hội, trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hoá các hình thức hoạt động và các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoạch định chính sách vĩ mô Kinh tế thị trường Chính sách vĩ mô Chính sách an sinh xã hội Chính sách tài khóaTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
107 trang 559 0 0 -
203 trang 373 13 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 339 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 317 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 313 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 307 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 293 0 0 -
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 286 0 0 -
197 trang 283 0 0