Danh mục tài liệu

Hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.10 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn quy định các tội phạm về bảo hiểm xã hội trong Bộ luật Hình sự, đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI Đào Mộng Điệp TÓM TẮT: Bảo hiểm xã hội (BHXH) giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. BHXH là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu trong đời sống xã hội nhưng mặt khác, chính trong lĩnh vực này cũng nảy sinh các hành vi vi phạm cũng như tội phạm ở các mức độ khác nhau xâm phạm sự hoạt động bình thường của BHXH, cản trở việc thực hiện các mục tiêu xã hội của hoạt động này. Bài viết nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn quy định các tội phạm về bảo hiểm xã hội trong Bộ luật Hình sự, đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Từ khóa: tội phạm, bảo hiểm xã hội, pháp luật. ABSTRACT:Social insurance plays a pivotal role in the system of social security policies. Social insurance is a necessary and indispensable field in social life, but on the other hand, it is in this field that violations as well as crimes at different levels infringe on the normal operation of social insurance. , hindering the realization of the social goals of this activity. The article researches the theoretical basis and practice of regulating crimes related to social insurance in the Penal Code, assesses the legal situation and proposes solutions to improve the law for crimes in the Criminal Code. social insurance sector. Keywords: crime, social insurance, law. 1. Dẫn nhập Bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững1. Để đảm bảo cho BHXH phát triển và phát huy hiệu quả ý nghĩa kinh tế-xã hội đòi hỏi phải có hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp điều chỉnh các hoạt động BHXH, trong đó bao gồm cả hệ thống thống nhất các  TS, GVC., Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học luật thuộc Đại học Huế; Email: diepdm@hul.edu.vn 1 Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), “Pháp luật an sinh xã hội kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, 230 chế tài từ thấp đến cao có thể được áp dụng cho các hành vi trái pháp luật BHXH2. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) lại không có điều luật nào quy định tội danh riêng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị trong đó có chủ trương lớn là “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa3”. BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung 02 điều luật quy định về các tội danh trong lĩnh vực BHXH. Đây là những tội danh mới, lần đầu tiên được quy định trong BLHS, chưa được áp dụng nhiều trong thời gian vừa qua; do đó thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không tránh khỏi những vướng mắc nhất định. 2. Cơ sơ lý luận và thực tiễn về việc quy định các tội phạm trong lĩnh vực BHXH trong BLHS Trong khoa học tư pháp hình sự thì tội phạm trong lĩnh vực BHXH được hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật BHXH, được quy định là tội phạm trong BLHS hoặc trong các luật liên quan đến BHXH, gây thiệt hại cho quỹ BHXH, cho quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH4. Nghiên cứu so sánh cho thấy, đa số các quốc gia trên thế giới đều thống nhất trong quan niệm cần bảo vệ lĩnh vực BHXH bằng pháp luật hình sự. Điều này được thể hiện trong nhận xét của ILO về vấn đề này như sau: “Hầu hết văn bản pháp luật của các nước đều quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng và quyền thụ hưởng các chế độ. Các văn bản pháp luật ASXH phải quy định các hành vi vi phạm có thể bị truy tố, ví dụ như: Gian lận để hưởng BHXH hay không nộp tiền đóng BHXH đúng hạn… Cũng có quan điểm cho rằng, không nên hình sự hóa đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH vì lo ngại trước việc có thể làm ảnh hưởng tới sự tồn tại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm khác thì cho rằng miễn là những hình phạt được pháp luật quy định là hợp 2 Nguyễn Thị Anh Thơ (2012), “Về các tội phạm trong lĩnh vực BHXH”, Tạp chí Luật học, Số 1(140), tr.50- 55 3 Xem: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 4 Nguyễn Thị Anh Thơ (2012), “Về các tội phạm trong lĩnh vực BHXH”, Tạp chí Luật học, Số 1(140), tr.50- 55 231 lý, thỏa đáng và có ý nghĩa giáo dục, răn đe thì nhất định sẽ được NLĐ ủng hộ. Bằng việc truy tố những kẻ phạm pháp, cơ quan, tổ chức BHXH có thể khẳng định rằng dưới góc nhìn của người tham gia BHXH, mình đã làm tròn nghĩa vụ đối với họ. Trong một số trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ phạm tội nghiêm trọng lại càng chứng minh tính đúng đắn trong việc phòng ngừa đối với những kẻ phạm pháp tiềm ẩn5”. Ví dụ, tội phạm trong lĩnh vực BHXH ở Anh [tiểu biểu truyền thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law)] bao gồm những hành vi trốn đóng BHXH và những hành vi gian lận BHXH (như dùng thẻ giả để nhận lương hưu hoặc các chế độ bảo hiểm khác) và những hành vi này đã được quy định tại Điều 60 và Điều 61 Luật ASXH của Anh6; hoặc pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức [tiểu biểu truyền thống pháp luật Châu Âu Lục địa (Civil Law)] quy định trong BLHS một số hành vi phạm tội liên quan đến BHXH như hành vi không đóng BHXH, hành vi không nộp BHXH sau khi khấu trừ tiền BHXH từ tiền lương của NLĐ, hành vi vi phạm các quyền thụ hưởng BHXH7. Trong Hiệp hội ASXH Đông Nam Á, ví dụ tiêu biểu là Cộng hòa ...