Danh mục tài liệu

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.75 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính trình bày các nội dung: Tín chỉ các-bon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Cơ sở pháp lý hiện hành của Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và phân bổ hạn ngạch khí nhà kính; Nội dung trọng tâm của quy định pháp luật về quản lý tín chỉ các-bon và phân bổ hạn ngạch khí nhà kính; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tín chỉ các-bon và phân bổ hạn ngạch khí nhà kính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính DOI: 10.56794/KHXHVN.2(182).71-79 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính Nguyễn Như Hà* , Nguyễn Tiến Đạt** 1 Nhận ngày 17 tháng 8 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 1 năm 2023. Tóm tắt: Việt Nam là 1 trong 6 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vòng 10 năm qua bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu. Thực hiện cam kết cắt giảm khí nhà kính về 0 vào năm 2035, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng thị trường các-bon trong nước, tiến tới kết nối với thị trường các-bon thế giới. Trước mắt, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính là cơ sở để tạo ra hàng hóa cho thị trường, thúc đẩy thị trường. Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy cần quan tâm thí điểm ở quy mô hẹp, tiến tới từng bước mở rộng thị trường; kết nối thị trường và phòng ngừa rò rỉ các-bon. Từ khóa: Tín chỉ các-bon, khí nhà kính, trao đổi hạn ngạch phát thải. Phân loại ngành: Luật học Summary: Vietnam is one of the six countries most severely affected in the past decade by extreme weather events caused by climate change. Implementing the commitment to cut greenhouse gas to “zero” by 2035, Vietnam has been making efforts to build a domestic carbon market, towards connecting with the world carbon market. In the immediate future, the development and completion of regulations on carbon credit management and exchange of greenhouse gas emission quotas are the basis for creating goods for the market and promoting the market. Experiences of countries around the world show that it is necessary to focus on piloting at a narrow scale to gradually expand the market; market connectivity and carbon leak prevention. Key words: Carbon credit, green house gas, emission quota exchange. Subject classification: Jurisprudence 1. Đặt vấn đề Trải qua 30 năm, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 27) tại Ai Cập tiếp tục chứng kiến ước vọng của các quốc gia trong thúc đẩy thị trường các-bon như chìa khóa pháp lý hữu hiệu đảm bảo thực hiện đồng thời mục tiêu kinh tế và mục tiêu “zero carbon”1 trong tương lai gần. Trước đó, COP 26 năm 2021 đã cho thấy các cam kết mạnh mẽ, cụ thể hơn khi mục tiêu đưa phát thải ròng CO2 về 0 vào giữa thế kỷ đã được các quốc gia nhất trí thực thi. Từ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu 1992 (United Nations Framework Convention on Climate Change, viết tắt: UNFCCC) tới Nghị định thư Kyoto 1997, Thỏa thuận Paris 2015, và mới nhất là Hiệp ước khí hậu Glasgow 2021, các thỏa thuận quốc tế trong từng giai đoạn đều hướng tới dàn xếp bất đồng giữa các quốc gia về mức phát thải cắt giảm, đồng thời từng bước đạt được những mục tiêu chung khả thi. Kể từ khi Nghị định thư Kyoto ra đời cho tới nay, hơn 190 quốc gia trên thế giới đã ký Nghị định thư, bao gồm cả các *1, ** Học viện Chính sách và Phát triển. Email: nguyendat.mdce@apd.edu.vn 1 Zero carbon: còn được gọi là net-zero carbon được hiểu là trạng thái các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đời sống không phát thải thêm bất kỳ lượng các-bon nào vào khí quyển. 71 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2023 quốc gia đã tham gia và rút khỏi, cũng như các quốc gia mới vào. Và, dù mục tiêu cụ thể có thể thay đổi, nhưng nội dung xây dựng thị trường các-bon thông qua các cơ chế bù trừ, trao đổi tín chỉ các-bon tới nay vẫn luôn được các quốc gia nhất quán lựa chọn và phát triển, bao gồm cả các quốc gia đang phát triển và phát triển, bởi những giá trị to lớn mà nó đem lại. Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,84% trong giai đoạn 2016-2020 và bước vào giai đoạn 2021-2025 với nhiều triển vọng gia tăng năng suất, cải thiện thu nhập đầu người trên mức trung bình2, Việt Nam cũng là quốc gia dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo Chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu (Global Climate Risk Index) 2020 do tổ chức môi trường Germanwatch (Đức) công bố, Việt Nam xếp hạng 6 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trên toàn cầu trong giai đoạn 1999-2018 (David Eckstein, 2020: 9). Cộng đồng thế giới cũng thấy một Việt Nam chủ động và tích cực trong cam kết và thực thi cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính mà cụ thể là tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP 26 năm 2021. Thực hiện mục tiêu tham vọng này, một thị trường các-bon tại Việt Nam, tiến tới kết nối với thị trường các-bon quốc tế, là điều kiện tiên quyết trong giai đoạn 2026-2030, mà yêu cầu hiện tại là hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý tín chỉ các-bon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021: 2). 2. Tín chỉ các-bon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính 2.1. Tín chỉ các-bon Trước tiên cần hiểu: yếu tố các-bon được hiểu là các-bô-níc (dioxide carbon - khí CO2), là một trong các khí tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, hiện tượng suy giảm tầng ô-dôn và các hệ quả tiêu cực của nó như: nước biển dâng, khô hạn, thời tiết cực đoan. Khí nhà kính theo phân loại hiện tại gồm 06 loại (CO2; CH4; N2O; HFCs; PFCs; SF6) là các chất gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu và những nguy cơ biến đổi khí hậu. Khoản 2, Điều 3, Nghị định 06/2022/NĐ-CP có đưa ra định nghĩa như sau: “Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất ...