Danh mục

Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.56 KB      Lượt xem: 81      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra các mục tiêu phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhằm bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ niềm tin thị trường, không làm cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Phát triển bền vững TTCK thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Đào Lê Minh TS. Nguyễn Thanh Huyền1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm tắt Hơn 16 năm thị trường chứng khoán chính thức được vận hành, cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng, hoạt động thị trường này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp hơn, góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư và tạo thuận lợi đối với kênh dẫn vốn cho Chính phủ, doanh nghiệp. Để có được những thành quả đó, Chính phủ luôn đặt mục tiêu phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhằm bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ niềm tin thị trường, không làm cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Phát triển bền vững TTCK thực sự trở thành k nh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, Luật Chứng khoán sửa đổi 1. Khái quát vấn đề nghiên cứu Theo định nghĩa của World Bank thì: “Phát triển bền vững thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ sau”. Nền kinh tế phát triển bền vững được hiểu là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững cùng với sự cân đối trong cơ cấu kinh tế, khai thác và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách kinh tế phải được xây dựng đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển trong hiện tại vừa đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định vững chắc tất cả các lĩnh vực trong tương lai. Phát triển bền vững trên TTCK là sự phát triển đảm bảo các mối quan hệ hài hoà, lành mạnh và không loại trừ lẫn nhau giữa các mặt lợi ích của bản thân TTCK và giữa TTCK với các khu vực khác của thị trường tài chính, giữa nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. 1 Email của các tác giả: ssrtc@hn.vnn.vn; huyenntssc@gmail.com 27 Bảng 1. Khung so sánh phát triển bền vững và khu vực tài chính Phát triển bền vững Khu vực tài chính Phát triển cân bằng bền vững gồm bảo Tư duy một chiều: tối đa hóa lợi vệ môi trường, công bằng xã hội, phát nhuận và hoàn vốn đầu tư triển kinh tế Kéo dài thời gian và phân bổ dàn trải Triển vọng ngắn hạn, chiết khấu và giữa các thế hệ quy về giá trị hiện tại Bảo vệ môi trường, hạn chế sự phát Ít hoặc không xem xét đến yếu tố triển, và ranh giới hành tinh ảnh hưởng đến môi trường Tạo cơ chế bình đẳng, cơ hội thụ hưởng Ít hoặc không xét đến tác động công bằng qua các thế hệ xã hội Xem xét yếu tố tăng trưởng toàn diện Mức độ phức tạp cao hoặc ít hay không mở cửa rộng cho các đối tượng Kiểm soát phát triển bền vững Hướng tới hiệu quả, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình Nguồn: European SD Network Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) định nghĩa thể chế là tập hợp các quy tắc, luật lệ (chính thức, phi chính thức, khách quan, chủ quan, kinh tế, chính trị hay văn hóa,…) tạo thành khuôn khổ cho quan hệ và trao đổi của con người, tạo đòn bẩy khuyến khích, định hướng cho các thành viên của xã hội. Đặc tính cơ bản của pháp luật là mô hình hóa các quan hệ xã hội, trong đó có các mối quan hệ kinh tế. Do vậy, pháp luật là hình thức quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Pháp luật quy định, bảo vệ, cho phép, ngăn cấm hoặc khuyến khích các quan hệ kinh tế phù hợp với mục đích kinh tế của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ những lý luận trên, có thể thấy, để phát triển bền vững TTCK thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. Theo IOSCO (International Organization Securities Commission Organization - Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán) cho rằng quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật luôn hướng tới các mục tiêu: Thứ nhất, bảo vệ nhà đầu tư - nhà đầu tư cần được bảo vệ khỏi hành vi lừa dối, lôi kéo, lừa đảo bao gồm cả giao dịch nội gián và lạm dụng tài sản của khách hàng; Thứ hai, bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch - cơ quan quản lý phải thực hiện chức năng ban hành các quy định liên quan đến phát hành, giao dịch, phát hiện/ngăn chặn cũng 28 như áp dụng các chế tài đủ mạnh,… để đảm bảo thị trường lành mạnh và công bằng; Thứ ba, giảm thiểu rủi ro hệ thống - mặc dù cơ quan quản lý có thể không dự kiến hay ngăn chặn tất cả các rủi ro của các trung gian tài chính có thể gặp nhưng có thể hạn chế thông qua các quy định vốn, kiểm soát nội bộ,… Như vậy có thể nói, để TTCK Việt Nam phát triển ổn định, bền vững cần phải ban hành được một thể chế pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao, ổn định trong thời gian dài, muốn vậy cần phải: (i) Cụ thể đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho thị trường, đó là nơi huy động vốn dài hạn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; (ii) Tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả các cá nhân, tổ chức và những người có liên quan tham gia hoạt động trên TTCK và cơ bản phù hợp với thông lệ của quốc tế; (iii) Tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý thị trường. Đảm bảo xây dựng một thị trường hoạt động công bằng, công khai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (iv) Ngăn chặn các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: