Danh mục tài liệu

Hoàng đế Ashoka đã sống lại như thế nào? Và huyền bí văn hóa Ấn Độ 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

học giả Sanscrit W. Wills giải được chữ Gupta Brahmi. Đây là chữ viết mà Wilkins đã giải và đọc được trước đây hơn 50 năm. Nhưng lần này văn bản giải được cho biết rất nhiều thông tin về quá khứ trong lịch sử, cho thấy chi tiết về một vua Samudragupta, con vua Chandragupta chinh phục 9 nước. Đây là bước đầu hé mở một triều đại hoàng kim của lịch sử Ấn độ, sau này được gọi là triều đại Gupta (từ năm 320 đến năm 460 AD), với kiến trúc rực rỡ ở các thành phố...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng đế Ashoka đã sống lại như thế nào? Và huyền bí văn hóa Ấn Độ 2học giả Sanscrit W. Wills giải được chữ Gupta Brahmi. Đây là chữ viết màWilkins đã giải và đọc được trước đây hơn 50 năm. Nhưng lần này văn bản giảiđược cho biết rất nhiều thông tin về quá khứ trong lịch sử, cho thấy chi tiết về mộtvua Samudragupta, con vua Chandragupta chinh phục 9 nước. Đây là bước đầu hémở một triều đại hoàng kim của lịch sử Ấn độ, sau này được gọi là triều đại Gupta(từ năm 320 đến năm 460 AD), với kiến trúc rực rỡ ở các thành phố Sarnath,Ajanta, Mathura và kịch gia Kalidasha nổi tiếng với kịch tác Sakuntala, được gọilà Shakespeare của Ấn độ. Kết quả này làm phấn khởi và động viên Prinsep tiếptục nghiên cứu để đọc các chữ cổ trên tượng. Nhưng chữ Ashoka Brahmi vẫn không ai giải được. Một học giả nghĩ rằng chữcổ Ashoka Brahmi là chữ Hy lạp xưa, ông cho rằng đã đọc được một số chữ ấytrên một đồng tiền. Nhưng Prinsep hoài nghi và không tin vì nếu lật ngược đồngtiền lại thì vẫn là chữ không đọc được. Prinsep viết lên tạp chí Asiatic Society, kêu gọi các học giả cố gắng giải đượcchữ cổ Ashoka Brahmi. Sau khi đọc đ ược bài của Prinsep, nhà nghiên cứu Hogsonở Nepal, gởi cho Prinsep một bản facsimile của cột tìm được gần biên giới Ấn độ.Người ta tự hỏi có thể nào cột tượng là dấu hiệu để đánh dấu biên cương haykhông?. Sau khi nhận được tư liệu của Hogson, Prinsep tập trung giải chữ dùng babản lấy từ chữ khắc trên ba cột ở Delhi, Allahabad và Nepal. Trên ba bản, một sốcác chữ mất và đã mòn. Lúc đầu tập trung vào phân tách các mẫu tự phụ âm và nguyên âm với các dấuchung quanh, ông suy qua suy lại từ bản để kiểm chứng. Đến một lúc, thình lìnhông rung cảm từ cột xương sống bởi vì ông phát hiện rằng cả ba bản đều giốngnhau. Ta nên nhớ là các cột tượng đã trải qua gần 2000 năm, nên nhiều chữ đã mấtvà một số chữ đã bị các chữ mới viết trồng lên trên. Bằng cách dùng cả ba bản đểbổ túc cho nhau, Prinsep đã viết lại đầy đủ bài viết trên cột tượng. Mặc dầu vẫn chưa giải được, nhưng Prinsep cho rằng những chữ viết này trêncột tượng và trên đá nằm rải rác trên khắp các lãnh thổ Ấn độ cho thấy vươngquốc và người làm ra chúng là rất quan trọng trong lịch sử Ấn độ. Trong bốn năm tiếp theo, Prinsep cố giải bằng đủ cách. Từ cách dùng chữGupta Brahmi để đi ngược lại, đến cách ông d ùng thống kê theo các tần số của cácmẫu tự ở hai chữ viết nhưng cũng không đi đến đâu. Ông đoán rằng ngôn ngữtrong chữ Ashoka Brahmi là chữ thuần tuý Sanskrit. Sau này mới biết rằng đó làsai, vì rằng ngôn ngữ trong chữ viết Ashoka Brahmi là gần với tiếng Pali, mộttrong họ ngôn ngữ Prakrit. Tiếng Pali là tiếng đã chết, không còn được ai nói nữa(tương tự như chữ Latin cổ). Cho đến một ngày, một trong những thư tín ông thường nhận được từ khắp nơicủa nhiều người khắp Ấn độ gởi đến ông khi họ tìm ra hiện vật mới, là từ một kỹsư làm việc ở Allahabad tên là Edward Smith. Ông Smith đang làm việc, đo địahình ở trung tâm Ấn độ. Prinsep nhờ Smith đến địa điểm khảo cổ Sanchi, gầnthành phố Bhopal để làm các mẫu facsimile về các chữ Gupta Brahmi ở trên cáchiện vật hiện chưa được dịch để gởi cho ông. Sau khi đã thực hiện xong yêu cầu,ông Smith còn cẩn thận hơn, ông cũng làm thêm các facsimile ở các thành đá(stone railing) chung quanh đền thờ không dính dáng gì đến các hiện vật quantrọng được yêu cầu. Chính một vài các chữ cổ, ngắn Ashoka Brahmi trên thành đá này là đầu mối đểgiải toàn bộ chữ trên các cột và phiến đá. Khi nhận được, mỗi hàng viết trên mộtthành đá. Prinsep suy diễn là mỗi thành đá là do một tín đồ xây tặng và mọi hàngchữ có tên tín đồ khắc vào. Tất cả các hàng chữ trên đều có một chữ cuối giốngnhau. Prinsep suy luận là đó có thể là danam. Nó phải có nghĩa là quà tặng, biếucho. Một chữ thông dụng hằng ngày ở các buổi lễ. Nếu là như vậy thì Prinsep tìmđược 3 phụ âm d, n, m và 1 nguyên âm a. Các mẫu tự này rất thông thường trongcác ngôn ngữ ở Ấn độ. Ông thử áp dụng vào các chữ trên cột tượng Delhi. Ông đã vô cùng ngạc nhiênvà vui mừng khi đọc và đoán gần trúng được dòng đầu là Devam piya piyadasiraja hevam aha (thương quí của các thần linh, vua ra lệnh như sau). Ông chỉ saichữ R trong raja thay vì raja. Lúc này là tháng 6 mùa hè, ở Calcutta rất nóng. Đasố đã đi nghỉ hè ở những nơi mát trên cao nguyên hoặc các nơi khác. Tuy nhiênđối với Prinsep thì đầu óc và cả tâm sức của ông đã hoàn toàn tập trung vào cộttượng, ông không thiết gì đến những việc khác. Với một người trợ giúp giỏi chữPhạn và các ngôn ngữ khác, trong vòng 6 tuần làm việc liên tục ở trụ sở Hội Áchâu, Prinsep đã giải đươc toàn bộ chữ khắc viết trên cột tượng. Sau đây là mộtphần những gì đã viết trên cột tượng mà Prinsep vừa giải xong ở cột tượng Delhi: Vua Devanampiya Piyadesi tuyên bố như sau. Vào năm thứ 27 từ khi trẫm lênngôi, trẫm đã chỉ dụ để cho sắc lệnh này được công bố bằng chữ viết. Trẫm chấp nhận và thú tội về những lỗi lầm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: