Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVII
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 344.65 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong lịch sử bang giao thời cận thế, thế kỷ XVII là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt trong quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á nói chung và quan hệ với Ayutthaya1 nói riêng. Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp liên ngành khác, tác giả tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tư liệu buôn bán giữa hai bên để có cái nhìn bao quát nhất về chính sách kinh tế, tầm nhìn ngoại thương của Nhật Bản và Ayutthaya.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVIITạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 77–92; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6A.5175 HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG GIỮA NHẬT BẢN VÀ AYUTTHAYA THẾ KỶ XVII Trần Thị Tâm Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ,Huế, Việt NamTóm tắt: Trong lịch sử bang giao thời cận thế, thế kỷ XVII là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt trong quanhệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á nói chung và quan hệ với Ayutthaya1 nói riêng. Bằng phương pháplịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp liên ngành khác, tác giả tập hợp và xử lý một cách cóhệ thống các tư liệu buôn bán giữa hai bên để có cái nhìn bao quát nhất về chính sách kinh tế, tầm nhìnngoại thương của Nhật Bản và Ayutthaya. Trên cơ sở phân tích hoạt động giao thương giữa hai bên, tácgiả làm rõ hơn sự phát triển của hoạt động thương mại biển của Nhật Bản và Ayutthaya dưới sự chi phốicủa bối cảnh quốc tế và khu vực trong thế kỷ XVII.Từ khóa: Nhật Bản, Ayutthaya, ngoại thương1. Đặt vấn đề Về mặt địa chiến lược, nếu như Philippines được xem là cầu nối trong giao thương giữaĐông Nam Á và Đông Bắc Á thì vị trí địa lý của Ayutthaya lại rất có ý nghĩa trong hệ thốnggiao thương giữa Nam Á và Đông Bắc Á. Nhận thức rõ điều này, trong quá trình thực hiệnchính sách ngoại thương nhằm phá vỡ thế độc quyền thương mại với các nước phương Tây vàđối phó với chính sách “hải cấm” của Trung Quốccuối thế thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, NhậtBản đã sớm thiết lập quan hệ với vương quốc Ayutthaya và duy trì thường xuyên những liênhệ ngoại giao và kinh tế với quốc gia này. Triều đình Ayutthaya cũng đặc biệt coi trọng quan hệvới Nhật Bản khi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhật thương đến buôn bán và cư trú. Cóthể nói, trong lịch sử bang giao khu vực thời cận thế, Ayutthaya và Nhật Bản được coi là haiquốc gia luôn đề cao tầm nhìn hướng biển khi giải quyết tốt bài toán vừa phát triển buôn bánvới bên ngoài vừa có những chính sách tự vệ hiệu quả nhằm tránh được sự lũng đoạn để bảo vệthị trường và nền kinh tế trong nước. Đây là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu như Nguyễn Văn Kim, Li Tana, Hoàng Anh Tuấn [4, 6, 11, 15]. Tuy nhiên, các côngtrình mới chỉ tập trung nhấn mạnh khai thác quan hệ Nhật Bản –Ayutthaya nói chung.Với bàibáonày, chúng tôi mong muốn tiếp cận sâu hơn về hoạt động buôn bán để nhận diện rõ đặctrưng kinh tế hướng ngoại của hai quốc gia này trong thế kỷ XVII.Ayutthaya là tên một vương quốc cổ của Thái Lan hiện đại, tồn tại từ năm 1351 đến năm 1767.1*Liên hệ: tamkhoasuhue@gmail.comNhận bài: 28–03–2019; Hoàn thành phản biện: 02–05–2019; Ngày nhận đăng: 09–05–2019Trần Thị Tâm Tập 128, Số6A, 20192. Khái quát tình hình của Nhật Bản, Ayutthaya và nhu cầu trao đổi giữa hai nước Vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cùng với việc hoàn tất công cuộc thống nhất đấtnước, chính quyền Toyotomi Hideyoshi chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương với bênngoài, trong đó đặc biệt chú trọng đến khu vực Đông Nam Á. Đây là thời kỳ đất nước Nhật Bảntrong hoàn cảnh dần đi vào ổn định, làm gia tăng cuộc sống hưởng thụ và sức mua của ngườidân nên nhờ đó thương nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhiều thành phốmọc lên, tầng lớp thương nhân và ngay cả các daimyo cũng rất hăng hái trong các hoạt độngbuôn bán với bên ngoài. Đồng thời, lúc bấy giờ Nhật Bản còn là nước sản xuất vàng, bạc, đồnglớn nhất khu vực Đông Á, có khi chiếm tới 30–40% lượng bạc sản xuất ra của toàn thế giới. Nhờđó, Nhật Bản có một lượng tiền lớn để mua bán hàng hóa từ các nước trong khu vực. Hơn nữa,thông qua tác động từ thời kỳ hoàng kim của hải thương châu Á (1450–1680), Nhật Bản đã tiếpnhận nhiều kỹ thuật mới từ phương Tây, đặc biệt là đóng tàu và vận dụng nó trong các chuyếnbuôn vượt biển. Trong quan hệ với Trung Quốc, vào năm 1567, nhà Minh đã từ bỏ chủ trươngbế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn giao thương trở lại với các quốc gia Đông Nam Á nhưngvẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng (như tơ lụa, gốm sứ) sang Nhật Bản. Nhưvậy, Nhật Bản nhận thức rõ vai trò của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển kinhtế.Đồng thời, nhằm giải quyết những trở ngại trong buôn bán với Trung Hoa và phá vỡ thế độcquyền trong giao thương với Tây phương, từ cuối thế kỷ XVI, cùng với các hành động kiênquyết loại trừ hải tặc, chính quyền Toyotomi Hydeyoshi đã cử nhiều đoàn thuyền buôn đếnkhu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, chính sách Châu ấn thuyềnđã ra đời với sự kiện vào năm 1592, Tướng quân Toyotomi Hydeyoshi cấp 9 giấy phép cho cácthuyền buôn Nhật đi giao dịch ở Đông Na ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya thế kỷ XVIITạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 77–92; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6A.5175 HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG GIỮA NHẬT BẢN VÀ AYUTTHAYA THẾ KỶ XVII Trần Thị Tâm Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ,Huế, Việt NamTóm tắt: Trong lịch sử bang giao thời cận thế, thế kỷ XVII là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt trong quanhệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á nói chung và quan hệ với Ayutthaya1 nói riêng. Bằng phương pháplịch sử, phương pháp logic và một số phương pháp liên ngành khác, tác giả tập hợp và xử lý một cách cóhệ thống các tư liệu buôn bán giữa hai bên để có cái nhìn bao quát nhất về chính sách kinh tế, tầm nhìnngoại thương của Nhật Bản và Ayutthaya. Trên cơ sở phân tích hoạt động giao thương giữa hai bên, tácgiả làm rõ hơn sự phát triển của hoạt động thương mại biển của Nhật Bản và Ayutthaya dưới sự chi phốicủa bối cảnh quốc tế và khu vực trong thế kỷ XVII.Từ khóa: Nhật Bản, Ayutthaya, ngoại thương1. Đặt vấn đề Về mặt địa chiến lược, nếu như Philippines được xem là cầu nối trong giao thương giữaĐông Nam Á và Đông Bắc Á thì vị trí địa lý của Ayutthaya lại rất có ý nghĩa trong hệ thốnggiao thương giữa Nam Á và Đông Bắc Á. Nhận thức rõ điều này, trong quá trình thực hiệnchính sách ngoại thương nhằm phá vỡ thế độc quyền thương mại với các nước phương Tây vàđối phó với chính sách “hải cấm” của Trung Quốccuối thế thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, NhậtBản đã sớm thiết lập quan hệ với vương quốc Ayutthaya và duy trì thường xuyên những liênhệ ngoại giao và kinh tế với quốc gia này. Triều đình Ayutthaya cũng đặc biệt coi trọng quan hệvới Nhật Bản khi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhật thương đến buôn bán và cư trú. Cóthể nói, trong lịch sử bang giao khu vực thời cận thế, Ayutthaya và Nhật Bản được coi là haiquốc gia luôn đề cao tầm nhìn hướng biển khi giải quyết tốt bài toán vừa phát triển buôn bánvới bên ngoài vừa có những chính sách tự vệ hiệu quả nhằm tránh được sự lũng đoạn để bảo vệthị trường và nền kinh tế trong nước. Đây là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu như Nguyễn Văn Kim, Li Tana, Hoàng Anh Tuấn [4, 6, 11, 15]. Tuy nhiên, các côngtrình mới chỉ tập trung nhấn mạnh khai thác quan hệ Nhật Bản –Ayutthaya nói chung.Với bàibáonày, chúng tôi mong muốn tiếp cận sâu hơn về hoạt động buôn bán để nhận diện rõ đặctrưng kinh tế hướng ngoại của hai quốc gia này trong thế kỷ XVII.Ayutthaya là tên một vương quốc cổ của Thái Lan hiện đại, tồn tại từ năm 1351 đến năm 1767.1*Liên hệ: tamkhoasuhue@gmail.comNhận bài: 28–03–2019; Hoàn thành phản biện: 02–05–2019; Ngày nhận đăng: 09–05–2019Trần Thị Tâm Tập 128, Số6A, 20192. Khái quát tình hình của Nhật Bản, Ayutthaya và nhu cầu trao đổi giữa hai nước Vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cùng với việc hoàn tất công cuộc thống nhất đấtnước, chính quyền Toyotomi Hideyoshi chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương với bênngoài, trong đó đặc biệt chú trọng đến khu vực Đông Nam Á. Đây là thời kỳ đất nước Nhật Bảntrong hoàn cảnh dần đi vào ổn định, làm gia tăng cuộc sống hưởng thụ và sức mua của ngườidân nên nhờ đó thương nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhiều thành phốmọc lên, tầng lớp thương nhân và ngay cả các daimyo cũng rất hăng hái trong các hoạt độngbuôn bán với bên ngoài. Đồng thời, lúc bấy giờ Nhật Bản còn là nước sản xuất vàng, bạc, đồnglớn nhất khu vực Đông Á, có khi chiếm tới 30–40% lượng bạc sản xuất ra của toàn thế giới. Nhờđó, Nhật Bản có một lượng tiền lớn để mua bán hàng hóa từ các nước trong khu vực. Hơn nữa,thông qua tác động từ thời kỳ hoàng kim của hải thương châu Á (1450–1680), Nhật Bản đã tiếpnhận nhiều kỹ thuật mới từ phương Tây, đặc biệt là đóng tàu và vận dụng nó trong các chuyếnbuôn vượt biển. Trong quan hệ với Trung Quốc, vào năm 1567, nhà Minh đã từ bỏ chủ trươngbế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn giao thương trở lại với các quốc gia Đông Nam Á nhưngvẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng (như tơ lụa, gốm sứ) sang Nhật Bản. Nhưvậy, Nhật Bản nhận thức rõ vai trò của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển kinhtế.Đồng thời, nhằm giải quyết những trở ngại trong buôn bán với Trung Hoa và phá vỡ thế độcquyền trong giao thương với Tây phương, từ cuối thế kỷ XVI, cùng với các hành động kiênquyết loại trừ hải tặc, chính quyền Toyotomi Hydeyoshi đã cử nhiều đoàn thuyền buôn đếnkhu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, chính sách Châu ấn thuyềnđã ra đời với sự kiện vào năm 1592, Tướng quân Toyotomi Hydeyoshi cấp 9 giấy phép cho cácthuyền buôn Nhật đi giao dịch ở Đông Na ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động giao thương Ngoại thương giữa Nhật Bản và Ayutthaya Kinh tế Nhật Bản Vương quốc Ayutthaya Lịch sử Nhật BảnTài liệu có liên quan:
-
Giải bài Nhật Bản SGK Lịch sử 9
2 trang 57 0 0 -
Tìm hiểu chân dung nước Nhật ở Châu: Phần 2
179 trang 50 0 0 -
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 98 SGK Lịch sử 8
2 trang 48 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Nhật Bản: Quyển thượng: Phần 1
271 trang 38 0 0 -
Giải bài Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX SGK Lịch sử 8
2 trang 36 0 0 -
Bài giảng môn Lịch sử lớp 11 bài 1: Nhật Bản
43 trang 34 0 0 -
Bài giảng Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản
37 trang 32 0 0 -
Kinh tế vĩ mô quý I năm 2018: Những điểm nổi bật
46 trang 32 0 0 -
Nhật Bản đất nước và con người - Eiichi Aoki (chủ biên)
501 trang 31 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 1
109 trang 30 0 0