Theo định nghĩa của UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ (scientific and technological activities) là: các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kĩ thuật trong mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên, engineering và công nghệ, các khoa học y học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn. Những nhân tố cơ bản đặc trưng cho hoạt động nghiên cứu khoa học công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM - CHƯƠNG 2
Chương 2
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Theo định nghĩa của UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ (scientific and
technological activities) là: các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản
xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kĩ thuật trong mọi lĩnh
vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên, engineering và công nghệ,
các khoa học y học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn.
Những nhân tố cơ bản đặc trưng cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ
là: tính sáng tạo; tính mới hoặc đổi mới; sử dụng các phương pháp, cơ sở khoa học;
sản xuất ra các kiến thức, giải pháp công nghệ, sản phẩm mới. Các quan điểm tiếp cận
trong nghiên cứu khoa học gồm: quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm
thực tiễn và quan điểm khách quan. Theo Trần Khánh Đức thì 13 tiêu chí cần có sau
đây để đánh giá chất lượng công trình nghiên cứu khoa học: (l) giá trị ứng dụng; (2)
giá trị khoa học và công nghệ; (3) tính mới; (4) mức độ đạt được của mục tiêu nghiên
cứu; (5) đóng góp vào công tác giảng dạy (đối với đề tài của sinh viên là đóng góp vào
hoạt động học tập); (6) cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu; (7) thông tin khoa
học; (8) hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư nghiên cứu khoa học: (9) đóng góp vào công
tác đào tạo nhân lực khoa học. (10) triển vọng phát triển của công trình nghiên cứu;
(11) đảm bảo thời gian và kế hoạch nghiên cứu; (12) hình thức trình bày báo cáo kết
quả nghiên cứu; (l3) tính độc đáo của công trình nghiên cứu1. Mức độ cao hay thấp của
các tiêu chí trên đây tuỳ theo yêu cầu của từng loại đề tài, nhưng theo chúng tôi, đối
với đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, trước hết cần coi trọng các tiêu chí 2, 3,
5, 6, 12, 13.
Như các hình thái ý thức xã hội khác, sự hình thành, phát triển của khoa học
(science) chủ yếu và trước hết bởi các yếu tố tồn tại của xã hội. Ngược lại, khoa học có
tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, của tồn tại
xã hội nói chung. Khoa học có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội và các hình
thái ý thức xã hội khác. Các hình thái ý thức xã hội khác lại có tác động quan trọng và
mức độ khác nhau đối với việc khám phá, truyền báo ứng dụng các tri thức xã hội.
Khoa học là một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đặc thù. Khoa học ngày càng
trở thành nhu cầu không thể thiếu trong sản xuất, trong đời sống xã hội nói chung của
nhân loại Do đó, việc đào tạo và sử dụng đội ngũ khoa học sáng tạo hiện nay là quốc
sách hàng đầu đối với mọi quốc gia.
1. Trần Khánh Đức. Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo trong hệ thống sư phạm kĩ
thuật. Kỉ yếu hội thảo quốc gia. H. 2004.
33
Phẩm chất của người làm khoa học là sự hội tụ của các yếu tố: sự hiểu biết sâu
rộng, có sáng tạo, có sự phê phán khoa học, luôn tham gia vào quá trình phổ biến khoa
học và hoạt động khoa học, có lương tri và đức độ.
Đặc trưng hoạt động của lĩnh vực nghề nghiệp này là:
Chủ thể hoạt động là các nhà khoa học hoạt động độc lập đặc trưng của hoạt
động này là khám phá, tìm tòi. Kết quả nghiên cứu có thể là thành công hoặc thất bại.
Do đó, đòi hỏi chủ thể nghiên cứu phải có ý chí, phẩm chất cao về sự say mê, kiên trì,
sáng tạo, dám phiêu lưu mạo hiểm... Nhận thức của chủ thể về thế giới hiện thực rất
khách quan, trung thực. Đối với sinh viên, cần rèn luyện cho họ những phẩm chất
trung thực, tự tin, sáng tạo ngay từ trong quá trình học tập, qua các hoạt động, đặc biệt
là quá trình tham gia nghiên cứu khoa học.
Đối tượng hoạt động của lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi
hỏi nhà khoa học phải huy động toàn bộ trí tuệ và sức lực (thậm chí cả cuộc đời, hoặc
nhiều thế hệ) để giải quyết các vấn đề khoa học. Do đó, ít nhất là trong khoảng từ ba
đến bốn năm học tập, sinh viên tham gia nghiên cứu, theo đuổi vấn đề mà họ say mê là
cơ hội tốt để rèn luyện các phẩm chất trí tuệ cho họ.
Công cụ lao động phục vụ cho hoạt động khoa học là hệ thống tri thức khoa học,
kĩ năng nhận thức và kĩ năng chuyên biệt, gồm các phương tiện kĩ thuật phục vụ quá
trình nghiên cứu, các kênh thông tin... Một trong những kết quả nghiên cứu trong các
đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là làm sáng tỏ các khái niệm khoa học ở các
mức độ khác nhau.
Sản phẩm của hoạt động khoa học cũng đa dạng và hết sức phong phú, nó có thể
phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống xã hội. Nét đặc trưng của sản phẩm này là
có đóng góp mới cho nhân loại dù ở các mức độ khác nhau. Đó là hệ thống tri thức
mới, phương pháp mới, cách làm mới có tác dụng định hướng cho các lĩnh vực nghề
nghiệp khác nhau, góp phần đổi mới hoặc cải tạo thực tiễn. Đối với các trường đại học,
nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, các thành tựu khoa học để áp dụng vào thực tiễn là
yếu tố sống còn của các trường. Sản phẩm nghiên cứu khoa học có thể là các ý tưởng
khoa học, các kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu quy trình
công nghệ.
Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội và con người,
được tích luỹ trong quá trình lịch sử Tri thức (dưới dạng kinh nghiệm) được khái quát
thành tập hợp các tri thức thành một hệ thống tri thức khoa học với tư cách là một hệ
thống chỉnh thể các trí thức của nhân loại.
* Hoạt động nghiên cứu khoa học có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Là hoạt động luôn hướng tới cái mới
Nghiên cứu khoa học (scientific research) là quá trình khám phá tri thức mới,
34
kiến giải khoa học mới, không chấp nhận sự trùng lặp. Tính mới mẻ thể hiện ở các
phương diện: từ quan điểm tiếp cận, cách đặt vấn đề, phương pháp triển khai, phương
pháp thực nghiệm... đến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả sáng tạo t ...
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM - CHƯƠNG 2
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 377.96 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu giáo viên bồi dưỡng giáo viên tài liệu sư phạm đào tạo giáo viên giỏi tổ chức họcTài liệu có liên quan:
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 trang 90 0 0 -
9 trang 59 0 0
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 5
5 trang 44 0 0 -
5 trang 42 0 0
-
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
10 trang 40 0 0 -
Địa lý 9 - Thiết kế bài giảng tập 1
220 trang 37 0 0 -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên (nội dung 2)
13 trang 35 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 7
5 trang 34 0 0 -
Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh tiểu học - Phần 2
79 trang 34 0 0 -
54 trang 34 0 0