Danh mục tài liệu

Học tập trải nghiệm trong đào tạo kế toán tại các trường đại học

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.42 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Học tập trải nghiệm trong đào tạo kế toán tại các trường đại học" đề xuất một số khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai như (i) điều tra các kỹ năng có thể chuyển giao, (ii) khám phá các đặc điểm của người học và các đặc điểm ELA có thể ảnh hưởng đến chuẩn đầu ra, (iii) điều tra các lợi ích chưa được nghiên cứu và (iv) sử dụng các thiết kế nghiên cứu đa dạng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học tập trải nghiệm trong đào tạo kế toán tại các trường đại học HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. Hồ Thị Vân Anh1 ThS. Phạm Tú Anh2Tóm tắt Từ những năm 1980, ở các nước phát triển đã xuất hiện những yêu cầu thay đổiphương thức giáo dục đại học đối với lĩnh vực kế toán theo hướng người học sau khi tốtnghiệp có được các kỹ năng có thể chuyển giao để thích ứng nhanh với nhu cầu của thịtrường lao động. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều trường đại học đã đưa thêm phươngpháp học trải nghiệm (Experiential Learning Activities - ELA) vào trong chương trìnhđào tạo của ngành kế toán. Từ những lập luận trên, nghiên cứu này tiến hành xem xétmột cách hệ thống và phân tích nội dung các tài liệu liên quan đến các ELA trong cáckhoá học kế toán thuộc các trường đại học đã công bố. Với mục đích chính là xem xétcác dạng ELA đã được áp dụng và những lợi ích mà ELA đã mang lại cho người học kếtoán. Kết quả cho thấy, những lợi ích chính mà người học kế toán có được từ các ELAgồm kiến thức chuyên môn, thái độ và sự hài lòng. Đồng thời, đề xuất một số khuyến nghịcho các nghiên cứu tương lai như (i) điều tra các kỹ năng có thể chuyển giao, (ii) khámphá các đặc điểm của người học và các đặc điểm ELA có thể ảnh hưởng đến chuẩn đầura, (iii) điều tra các lợi ích chưa được nghiên cứu và (iv) sử dụng các thiết kế nghiên cứuđa dạng.Từ khoá: học tập trải nghiệm (ELA), giáo dục kế toán1. Giới thiệu Ở góc độ truyền thống, giáo dục đại học kế toán áp dụng phương pháp học tậpngười dạy làm trung tâm và tập trung vào các bài giảng, bài tập trong sách giáo khoa(Coram, 2005; Connell và cộng sự, 2015; Elen và cộng sự, 2007). Tuy nhiên, do phươngpháp học truyền thống này bắt đầu xuất hiện nhiều hạn chế nên đã xuất hiện nhu cầu thayđổi phương pháp học tập nhằm thoả mãn yêu cầu của người học cũng như yêu cầu của thịtrường lao động (Cappelletto, 2010; Connell và cộng sự, 2015; Mathews và cộng sự,1990). Yêu cầu thay đổi này chủ yếu xuất phát từ các nhà tuyển dụng trong ngành và cáchiệp hội kế toán chuyên nghiệp (Connell và cộng sự, 2015). Do tính đặc thù của ngành kế toán, các nhà tuyển dụng và các hiệp hội nghềnghiệp kế toán đã yêu cầu giáo dục đại học kế toán nên thay đổi phương pháp đào tạo để1 Số điện thoại: 0947225717; Email: hothivananh@iuh.edu.vn2 Số điện thoại: 0917492270; Email: phamtuanh@iuh.edu.vn 215theo kịp với xu hướng giáo dục mới hiện đại hơn (Connell và cộng sự, 2015; Khalil,2015; Elen và cộng sự, 2007). Toàn cầu hóa gia tăng và đổi mới kỹ thuật đang diễn ramạnh đã làm thay đổi các kỹ năng mà người học ngành kế toán cần có (Connell và cộngsự, 2015). Để theo kịp xu hướng phát triển nhanh này, sinh viên kế toán hiện nay cần mộtbộ kỹ năng rất khác so với cách học truyền thống (Connell và cộng sự, 2015; Khalil,2015). Các nhà tuyển dụng và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán hiện nay rất chú trọngđến các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xungđột và các giá trị/đạo đức nghề nghiệp (Connell và cộng sự, 2015; Khalil, 2015). Trướcnhu cầu đổi mới ngày càng tăng, nhiều trường đại học bắt đầu thay đổi bằng cách chuyểntừ phương pháp “người dạy làm trung tâm” sang phương pháp “lấy người học làm trungtâm” (Connell và cộng sự, 2015). Trong phương pháp giảng dạy mới này, các trường đạihọc chú trọng đến vai trò của người học nhiều hơn với mục đích cải thiện và nâng cao cáckỹ năng mềm cho họ (Connell và cộng sự, 2015; Coram, 2005; Elen và cộng sự, 2007;Khalil, 2015). Lý thuyết học tập trải nghiệm (Experiential Learning Theory, ELT) là một trongnhững lý thuyết nền tảng cho phương pháp “lấy người học làm trung tâm” (Canboy vàcộng sự, 2016). Butler và cộng sự (2019) đã sử dụng phương pháp của Kolb để giải thíchlợi ích của các ELA. Butler và cộng sự (2019) đã ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng ELA. Dođó, nghiên cứu này sử dụng ELT là từ khoá để tìm kiếm các nghiên cứu liên quan. ELT là một phạm trù bao gồm nhiều phương pháp với mục đích khuyến khíchngười học tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môi trường thực tế sau đó phản ánhvà tổng kết lại những kiến thức nhận được từ thực tế để gia tăng sự hiểu biết, cải thiện kỹnăng, kích thích tiềm năng sáng tạo bản thân và tạo ra các sản phẩm có giá trị đóng gópvào sự phát triển chung cho cộng đồng và xã hội (tuân theo chu trình học tập của Kolb).Mặc dù, kết quả từ các hoạt động học trải nghiệm là rất quan trọng do chúng giúp ngườihọc phát huy toàn diện năng lực bản thân (thể chất, kỹ năng, tư duy, cảm xúc, quan hệ xãhội) nhưng các kết quả mà mỗi cá nhân người học đạt được từ các phương pháp học tậpkhác nhau vẫn được thừa nhận (Hedin, 1980; Ko ...

Tài liệu có liên quan: