
Hội họa cổ điển của Trung Hoa trong Hồng Lâu Mộng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.04 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dẫn nhập Hồng Lâu Mộng là một trong “tứ đại kỳ thư” của văn học cổ điển Trung Hoa. Với hàng ngàn trang sách, 120 hồi, hơn 600 nhân vật, Hồng Lâu Mộng tạo dựng riêng cho mình một thế giới, nơi đó có con người, gia đình, tình yêu, văn hóa, phong tục, triết lý… Có thể nói, Hồng Lâu Mộng là một bức tranh thu nhỏ của tâm hồn Trung Hoa. Chính vì thế, ta có thể thông qua Hồng Lâu Mộng, hiểu thêm nhiều về con người, văn hóa và phong tục Trung Quốc ngày xưa....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội họa cổ điển của Trung Hoa trong Hồng Lâu MộngHội họa cổ điển Trung Hoa trong Hồng Lâu MộngI. Dẫn nhập Hồng Lâu Mộng là một trong “tứ đại kỳ thư” của văn học cổ điểnTrung Hoa. Với hàng ngàn trang sách, 120 hồi, hơn 600 nhân vật, Hồng Lâu Mộngtạo dựng riêng cho mình một thế giới, nơi đó có con người, gia đình, tình yêu, vănhóa, phong tục, triết lý… Có thể nói, Hồng Lâu Mộng là một bức tranh thu nhỏcủa tâm hồn Trung Hoa. Chính vì thế, ta có thể thông qua Hồng Lâu Mộng, hiểuthêm nhiều về con người, văn hóa và phong tục Trung Quốc ngày xưa. Văn họcTrung Hoa truyền thống không tách rời thi- thư- họa. Lịch sử văn chương TrungHoa đã từng chứng kiến những danh tác trong đó bóng dáng của nhiều loại hìnhnghệ thuật khác nhau soi vào văn chương. Các thi sĩ đồng thời là các họa gia, thưpháp gia lỗi lạc. Trong thơ của họ có họa và trong họa của họ có thơ. Nếu họkhông là họa sĩ thì họ cũng mang cái hồn, bút pháp của hội họa vào trong thơ ca.Đối với Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã rất khéo léo đưa nghệ thuật hội họa cổđiển Trung Hoa vào tác phẩm. Tào Tuyết Cần vừa xiển dương cho nghệ thuật hộihọa có gần 3000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa, vừa làm sống dậy tình yêuhội họa của người Trung Quốc thông qua các nhân vật trong tác phẩm của mình.Qua đây, ông còn thể hiện quan điểm và những hiểu biết của mình về nghệ thuậthội họa truyền thống.Trong bài viết này, tôi chỉ đọc Hồng Lâu Mộng từ góc nhìncủa hội họa cổ điển Trung Quốc, vừa để thông qua hội họa hiểu hơn về Hồng LâuMộng và ngược lại qua Hồng Lâu Mộng để tìm hiểu thêm về hội họa cổ điểnTrung Hoa.II. Nội dung1. Toàn cảnh hội họa cổ điển Trung Hoa trong HồngLâu MộngTào Tuyết Cần là một tài tử, tuy số phận long đong nhưng đời sống vàtâm thế luông phóng khoáng, tự tại. Những trang sách Hồng Lâu Mộng chứng tỏTào Tuyết Cần là người rất ham thích và hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật hội họacổ điển và nhiều loại hình nghệ thuật khác như hý khúc, đánh thơ, đố đèn, kiếntrúc… Để vừa chuyển tải được hầu như các loại hình tiêu biểu của nghệ thuậttruyền thống Trung Hoa, vừa xây dựng một tiểu thuyết “cận nhân tình”, ngòi bútTào Tuyết Cần hiển nhiên phải trải đều và chừng mực cho từng loại hình nghệthuật. Đối với hội họa, Tào Tuyết Cần chỉ duy nhất một lần bình phẩm trong hồithứ 42 thông qua nhân vật Tiết Bảo Thoa khi cùng các chị em trong vườn ĐạiQuan thảo luận về việc Tích Xuân sẽ vẽ bức tranh Đại Quan Viên theo lệnh củaGiả Mẫu. Những lần xuất hiện khác của hội họa trong Hồng Lâu Mộng thường làchỉ nhắc đến tên bức họa, tên tác giả hoặc thảng có mô tả hay bình luận đôi câu vềbức họa. Thế giới Hồng Lâu Mộng là thế giới đài các, phong lưu nên việc xuấthiện của tranh góp phần làm nền cho thế giới đó. Rất nhiều lần, Tào Tuyết Cần tảnhững bức tranh treo trong phòng của các nhân vật. Chẳng hạn, trong hồi thứ 5,tác giả nhắc đến bức tranh Nhiên lê đồ trong phòng khách của nhà Tần thị và bứctranh Hải đường xuân thụy của Đường Bá Hổ trong khuê phòng Tần thị. Ở hồi thứ26, trong câu chuyện giữa Tiết Bàn và Giả Bảo Ngọc, Tiết Bàn có nhắc đến Xuâncung họa của Đường Dần đời Minh. Hồi thứ 40, tác giả nhắc đến bức Yên vũ đồcủa Mễ Tương Dương trong phòng Thám Xuân. Hồi thứ 50, nhân việc Bảo Cầmcầm nhành mai đứng dưới tuyết, Tào Tuyết Cần nhắc tới bức tranh Song diễm đồtrong phòng Giả Mẫu. Hồi thứ 89, Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc nói chuyện vềbức Đấu hàn đồ của Lý Long Miên treo trong Tiêu Tương quán của Đại Ngọc.Sựxuất hiện của hội họa trong Hồng Lâu Mộng không phải là nhiều nhưng nó lạichính là dụng công của ngòi bút Tào Tuyết Cần. Chỉ vài lần xuất hiện, nhưng mỗilần hội họa đều góp phần tạo nên thần thái cho văn chương , tạo phông nền vàkhông khí trang nhã cho tác phẩm.2. Bàn về nghệ thuật hội họa cổ điểnBạnthân của Tào Tuyết Cần là Trương Nghi Tuyền trong lời đề tựa “Thương Cần Khêcư sĩ” có viết: “Ông tính tình khoáng đạt, thích uống rượu, lại giỏi thi họa, chưađược ngũ tuần thì đã mất”. Lời phát biểu này của người đồng thời với Tào TuyếtCần chứng tỏ đương thời ông là một danh sĩ, am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật.Điều này càng chứng tỏ rõ hơn qua hồi thứ 42 Hồng Lâu Mộng, khi tác giả đểnhân vật của mình lên tiếng bàn về nghệ thuật vẽ tranh.Tào Tuyết Cần đã rất khéoléo, thông qua nhân vật Tiết Bảo Thoa để nói lên những điều tâm đắc và hiểu biếtcủa mình về hội họa. Giả Mẫu, nhân một lần cao hứng đã đề nghị Tích Xuân, vốnlà người thích vẽ tranh, vẽ bức tranh phong cảnh ghi lại toàn bộ khu vườn ĐạiQuan. Tích Xuân vốn chỉ hay vẽ những bức tranh phong cảnh nhỏ, nay đứng trướcmột tác phẩm lớn như vậy rất là lúng túng. Tiết Bảo Thoa là người học rộng biếtnhiều đã chỉ ra hướng đi cho Tích Xuân: “…Con bé Ngẫu Tạ tuy biết vẽ, nhưngcũng chỉ vẽ được mấy nét tả ý thôi. Bây giờ vẽ cái vườn, nếu trong bụng không cómột hiểu biết rộng thì vẽ sao nổi. Cái vườn này cũng giống như bức tranh, nào làđá núi, cây cối, nào là lâu đài nhà cửa, gần xa, thưa nhặt, đừng ít quá mà cũngđừng nhiều quá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội họa cổ điển của Trung Hoa trong Hồng Lâu MộngHội họa cổ điển Trung Hoa trong Hồng Lâu MộngI. Dẫn nhập Hồng Lâu Mộng là một trong “tứ đại kỳ thư” của văn học cổ điểnTrung Hoa. Với hàng ngàn trang sách, 120 hồi, hơn 600 nhân vật, Hồng Lâu Mộngtạo dựng riêng cho mình một thế giới, nơi đó có con người, gia đình, tình yêu, vănhóa, phong tục, triết lý… Có thể nói, Hồng Lâu Mộng là một bức tranh thu nhỏcủa tâm hồn Trung Hoa. Chính vì thế, ta có thể thông qua Hồng Lâu Mộng, hiểuthêm nhiều về con người, văn hóa và phong tục Trung Quốc ngày xưa. Văn họcTrung Hoa truyền thống không tách rời thi- thư- họa. Lịch sử văn chương TrungHoa đã từng chứng kiến những danh tác trong đó bóng dáng của nhiều loại hìnhnghệ thuật khác nhau soi vào văn chương. Các thi sĩ đồng thời là các họa gia, thưpháp gia lỗi lạc. Trong thơ của họ có họa và trong họa của họ có thơ. Nếu họkhông là họa sĩ thì họ cũng mang cái hồn, bút pháp của hội họa vào trong thơ ca.Đối với Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã rất khéo léo đưa nghệ thuật hội họa cổđiển Trung Hoa vào tác phẩm. Tào Tuyết Cần vừa xiển dương cho nghệ thuật hộihọa có gần 3000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa, vừa làm sống dậy tình yêuhội họa của người Trung Quốc thông qua các nhân vật trong tác phẩm của mình.Qua đây, ông còn thể hiện quan điểm và những hiểu biết của mình về nghệ thuậthội họa truyền thống.Trong bài viết này, tôi chỉ đọc Hồng Lâu Mộng từ góc nhìncủa hội họa cổ điển Trung Quốc, vừa để thông qua hội họa hiểu hơn về Hồng LâuMộng và ngược lại qua Hồng Lâu Mộng để tìm hiểu thêm về hội họa cổ điểnTrung Hoa.II. Nội dung1. Toàn cảnh hội họa cổ điển Trung Hoa trong HồngLâu MộngTào Tuyết Cần là một tài tử, tuy số phận long đong nhưng đời sống vàtâm thế luông phóng khoáng, tự tại. Những trang sách Hồng Lâu Mộng chứng tỏTào Tuyết Cần là người rất ham thích và hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật hội họacổ điển và nhiều loại hình nghệ thuật khác như hý khúc, đánh thơ, đố đèn, kiếntrúc… Để vừa chuyển tải được hầu như các loại hình tiêu biểu của nghệ thuậttruyền thống Trung Hoa, vừa xây dựng một tiểu thuyết “cận nhân tình”, ngòi bútTào Tuyết Cần hiển nhiên phải trải đều và chừng mực cho từng loại hình nghệthuật. Đối với hội họa, Tào Tuyết Cần chỉ duy nhất một lần bình phẩm trong hồithứ 42 thông qua nhân vật Tiết Bảo Thoa khi cùng các chị em trong vườn ĐạiQuan thảo luận về việc Tích Xuân sẽ vẽ bức tranh Đại Quan Viên theo lệnh củaGiả Mẫu. Những lần xuất hiện khác của hội họa trong Hồng Lâu Mộng thường làchỉ nhắc đến tên bức họa, tên tác giả hoặc thảng có mô tả hay bình luận đôi câu vềbức họa. Thế giới Hồng Lâu Mộng là thế giới đài các, phong lưu nên việc xuấthiện của tranh góp phần làm nền cho thế giới đó. Rất nhiều lần, Tào Tuyết Cần tảnhững bức tranh treo trong phòng của các nhân vật. Chẳng hạn, trong hồi thứ 5,tác giả nhắc đến bức tranh Nhiên lê đồ trong phòng khách của nhà Tần thị và bứctranh Hải đường xuân thụy của Đường Bá Hổ trong khuê phòng Tần thị. Ở hồi thứ26, trong câu chuyện giữa Tiết Bàn và Giả Bảo Ngọc, Tiết Bàn có nhắc đến Xuâncung họa của Đường Dần đời Minh. Hồi thứ 40, tác giả nhắc đến bức Yên vũ đồcủa Mễ Tương Dương trong phòng Thám Xuân. Hồi thứ 50, nhân việc Bảo Cầmcầm nhành mai đứng dưới tuyết, Tào Tuyết Cần nhắc tới bức tranh Song diễm đồtrong phòng Giả Mẫu. Hồi thứ 89, Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc nói chuyện vềbức Đấu hàn đồ của Lý Long Miên treo trong Tiêu Tương quán của Đại Ngọc.Sựxuất hiện của hội họa trong Hồng Lâu Mộng không phải là nhiều nhưng nó lạichính là dụng công của ngòi bút Tào Tuyết Cần. Chỉ vài lần xuất hiện, nhưng mỗilần hội họa đều góp phần tạo nên thần thái cho văn chương , tạo phông nền vàkhông khí trang nhã cho tác phẩm.2. Bàn về nghệ thuật hội họa cổ điểnBạnthân của Tào Tuyết Cần là Trương Nghi Tuyền trong lời đề tựa “Thương Cần Khêcư sĩ” có viết: “Ông tính tình khoáng đạt, thích uống rượu, lại giỏi thi họa, chưađược ngũ tuần thì đã mất”. Lời phát biểu này của người đồng thời với Tào TuyếtCần chứng tỏ đương thời ông là một danh sĩ, am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật.Điều này càng chứng tỏ rõ hơn qua hồi thứ 42 Hồng Lâu Mộng, khi tác giả đểnhân vật của mình lên tiếng bàn về nghệ thuật vẽ tranh.Tào Tuyết Cần đã rất khéoléo, thông qua nhân vật Tiết Bảo Thoa để nói lên những điều tâm đắc và hiểu biếtcủa mình về hội họa. Giả Mẫu, nhân một lần cao hứng đã đề nghị Tích Xuân, vốnlà người thích vẽ tranh, vẽ bức tranh phong cảnh ghi lại toàn bộ khu vườn ĐạiQuan. Tích Xuân vốn chỉ hay vẽ những bức tranh phong cảnh nhỏ, nay đứng trướcmột tác phẩm lớn như vậy rất là lúng túng. Tiết Bảo Thoa là người học rộng biếtnhiều đã chỉ ra hướng đi cho Tích Xuân: “…Con bé Ngẫu Tạ tuy biết vẽ, nhưngcũng chỉ vẽ được mấy nét tả ý thôi. Bây giờ vẽ cái vườn, nếu trong bụng không cómột hiểu biết rộng thì vẽ sao nổi. Cái vườn này cũng giống như bức tranh, nào làđá núi, cây cối, nào là lâu đài nhà cửa, gần xa, thưa nhặt, đừng ít quá mà cũngđừng nhiều quá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội họa cổ điển kiến thức mỹ thuật họa sĩ tác phẩm nghệ thuật bức tranh nổi tiếng văn hóa mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
6 trang 262 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
5 trang 44 0 0
-
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0 -
NỖI NIỀM TRONG TRANH NGUYỄN HỒNG PHI
5 trang 42 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 42 0 0 -
Nghệ thuật tả ý trong tranh Đông Hồ
5 trang 41 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0 -
Bộ dụng cụ cho môn Hình Họa Chì
3 trang 38 0 0 -
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
5 trang 38 0 0 -
MỸ THUẬT CUỐI ĐỜI MANG TÊN 'CARNET DE ĐÀO ĐỨC'
5 trang 38 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 38 1 0 -
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
20 trang 38 0 0 -
11 trang 37 0 0