
Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG NAM BỘ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Lê Vy Hảo 1 1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, Trường Đại học Thủ Dầu Một.TÓM TẮT Vùng Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vùng có tốc độ phát triển cũng như chuyểndịch cơ cấu kinh tế tế nhanh nhất cả nước, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách quốc gia. Tronghai thập niên đầu của thế kỷ XXI, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao đã tác động mạnhmẽ đến nền kinh tế của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ , trong đó kinh tế thương mại - dịch vụ ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Nghị quyết 24 số 24-NQ/TW của BộChính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được ban hành là bước ngoặt về định hướng chiến lược pháttriển cho vùng nói chung và trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ nói riêng. Bài viết này, thông quaviệc tổng hợp và phân tích tư liệu, trình bày tình hình phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ củavùng trong trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI cũng như những chiến lược phát triểnkinh tế thương mại - dịch vụ của vùng đã được đề ra trong Nghị quyết 24. Từ khóa: Đông Nam Bộ, kinh tế, Nghị quyết 24, thương mại - dịch vụ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động của thương mại và dịch vụ có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sảnxuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm viquốc gia cũng như quốc tế; Thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hànghóa phát triển. Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ còn là động lực cho sựphát triển kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội. Sự pháttriển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, theo đóNền kinh tế càng phát triển thì thương mại và dịch vụ càng phong phú, đa dạng (Viện Kinhtế Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2023). Là vùng có nền kinh tế lớn nhất cả nước, kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộcũng phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn, góp phần vào việc thúc đẩy chuyển dịch kinh tếvùng, mang lại giá trị cao hơn cho các nền kinh tế. Việc tìm hiểu về định hướng phát triển kinhtế thương mại - dịch vụ đề ra trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinhtế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2045” là cần thiết để làm căn cứ hoạch định chính sách, giúp cho kinh tế thương mại - dịchvụ của Đông Nam Bộ được phục hồi sau đại dịch COVID-19 và đóng góp ngày càng quan trọngvào xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế của vùng. 4902. PHƯƠNG PHÁP Trong tham luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháplogic để thu thập, phân tích số liệu, tư liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau có liên quanđến vấn đề nghiên cứu để trình bày hiện trạng của kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông NamBộ theo tiến trình phát triển từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, liên hệ và trình bày địnhhướng phát triển kinh tế - thương mại Đông Nam Bộ dựa trên việc phân tích Nghị quyết 224-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ vùng Đông Nam Bộ 3.1.1. Thương mại - dịch vụ nội và liên vùng Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới được chính thức đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốccủa Đảng năm 1986, hoạt động thương mại - dịch vụ thay đổi một cách cơ bản theo hướngchuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thươngmại - dịch vụ ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tưnhân. Cũng vì thế, dấu hiệu chuyển biến rõ ràng nhất trong thương mại - dịch vụ là sự phát triểnnhanh của thương nghiệp ngoài quốc doanh với nhiều loại hình, quy mô cũng như hoạt độngtrên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do dân số tăng nhanh nên nhu cầu trao đổi buôn bán cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy,bên cạnh các chợ lớn và lâu đời, trong vùng đã hình thành và phát triển mạnh hệ thống chợ dânsinh và chợ tự phát. Đến năm 2008, mạng lưới chợ trong vùng có 572 chợ các loại. Trong giaiđoạn 2008 - 2011, số lượng chợ truyền thống miền Đông Nam Bộ đã tăng thêm 204 chợ, trungbình mỗi năm tăng 51 chợ. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ của vùng là do nhu cầuphát triển kinh tế, hội nhập thương nghiệp khu vực và thế giới của vùng. Hình thức hoạt độngmua bán, trao đổi hàng hóa trong các chợ một đa dạng, phong phú. Hàng hóa trao đổi trongnước và quốc tế phong phú về mẫu mã, chất lượng ngày càng cao (Lê Quang Cần, 2017). Bảng 1: Số lượng chợ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2008 - 2011. Địa phương 2008 2009 2010 2011 Đông Nam Bộ 572 763 756 776 Bình Phước 50 50 50 50 Tây Ninh 95 103 86 105 Bình Dương 78 81 83 86 Đồng Nai 37 192 193 199 Bà Rịa - Vũng Tàu 74 88 89 79 TP. Hồ Chí Minh 238 249 255 247 Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2011. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đông Nam Bộ quy hoạch lại các chợ nên số lượngchợ có giảm. Đến năm 2020, Đông Nam Bộ có khoảng 978 chợ các loại (Tổng Cục Thống kêViệt Nam, 2021) và 12 c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nghị khoa học Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán Ý nghĩa của tác phẩm tư bản Đấu giá tài sản thi hành án dân sựTài liệu có liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 trang 1793 15 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 trang 210 0 0 -
70 trang 152 0 0
-
69 trang 138 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
76 trang 82 0 0 -
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
2 trang 66 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
92 trang 64 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 trang 47 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái nhìn của Nam Cao về người trí thức trong Sống mòn
81 trang 45 0 0 -
110 trang 40 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài
58 trang 39 0 0 -
2 trang 36 0 0
-
7 trang 31 0 0
-
107 trang 31 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
70 trang 31 0 0 -
Cách ứng đáp trong hội nghị khoa học
7 trang 31 0 0 -
Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
8 trang 30 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985
56 trang 28 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
98 trang 27 0 0 -
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hoá
7 trang 27 0 0