Danh mục tài liệu

Hôn nhân đồng giới - góc nhìn thần học luân lý Công giáo

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.27 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc quốc gia nào đó thừa nhận hay không thừa nhận đều dựa trên cơ sở nhất định và có lập luận riêng. Bài viết này tìm hiểu quan điểm trong thần học luân lý Công giáo về hôn nhân đồng giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hôn nhân đồng giới - góc nhìn thần học luân lý Công giáo84 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017ĐỖ THỊ NGỌC ANH* HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI - GÓC NHÌN THẦN HỌC LUÂN LÝ CÔNG GIÁO Tóm tắt: Với mỗi người, hôn nhân là việc trọng đại, đánh dấu sự trưởng thành về tâm sinh lý, nhận thức và trách nhiệm xã hội. Vì thế nó trực tiếp phụ thuộc vào quan niệm đạo đức, tập quán vùng miền, tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng, sự phát triển xã hội,... Trên thế giới hiện nay có 23 nước công nhận hôn nhân đồng giới. Những nước khác hoặc phản đối, hoặc không cấm nhưng chưa thừa nhận… Việc quốc gia nào đó thừa nhận hay không thừa nhận đều dựa trên cơ sở nhất định và có lập luận riêng. Bài viết này tìm hiểu quan điểm trong thần học luân lý Công giáo về hôn nhân đồng giới. Từ khóa: Tòa Thánh, hôn nhân đồng giới, thần học, luân lý Công giáo. Dẫn nhập Hôn nhân là lĩnh vực thuộc đời sống xã hội của con người, mangtính xã hội và chịu sự chi phối của xã hội. Ở mỗi thời điểm khác nhauhôn nhân có những đặc điểm và xu thế vận động riêng. Xã hội càngphát triển thì quyền tự do con người càng được coi trọng. Trong xã hộihiện đại, hầu hết con người có toàn quyền trong việc lựa chọn ngườibạn đời của mình theo quan điểm và sở thích riêng. Theo quy niệmthông thường, hôn nhân là sự tự do, tự nguyện kết hôn giữa một ngườinam và một người nữ được thực hiện theo những điều kiện kết hôncủa Luật Hôn nhân và Gia đình tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong xãhội hiện nay, quy luật mang tính tất yếu ấy lại không còn phổ biến, vìcó những người đã lựa chọn cách chung sống như vợ chồng với ngườicùng giới, đó là hôn nhân đồng giới.* Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.Đỗ Thị Ngọc Anh. Hôn nhân đồng giới - Góc nhìn... 85 Hôn nhân đồng giới là sự kết hợp giữa hai người có cùng giới tínhsinh học với nhau: giữa một người nam với một người nam, hoặc giữamột người nữ với một người nữ1. Đến năm 2016, trên thế giới đã có 23 nước đã thừa nhận hôn nhânđồng giới. Đây là những nước cho phép những người đồng giới cóquyền đăng ký kết kết hôn và tổ chức kết hôn, đó là : Hà Lan, Bỉ,Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha,Iceland, Argentina, Đan Mạch, Newzealand, Uruguay, Brazil, Anh,Pháp, Scotland, Luxembourg, Slovenia, Phần Lan, Ireland, Mỹ,Colombia. Một điều dễ nhận thấy là dường như xã hội càng phát triển, tự docá nhân của con người càng được coi trọng thì hôn nhân đồng giớicàng có xu hướng gia tăng. Hiện nay, có nhiều ý kiến tranh luậnxung quanh vấn đề này, nhưng tựu trung có ba nhóm quan điểmchính là ủng hộ, phản đối hoặc không có ý kiến gì. Điều đáng nói lànhóm các nước ủng hộ hôn nhân đồng giới đang ngày một nhiềuhơn, chủ yếu là những nước phát triển, nhưng ngay ở những nướcphản đối hoặc chưa chấp nhận, thì hiện tượng này vẫn cứ diễn ratrong đời sống xã hội. Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định“cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”2. Và vì cấm nên nếu aivi phạm sẽ có những chế tài, xử phạt. Năm 2012, khi có đám cướiđồng tính tại Hà Tiên được tổ chức theo hôn lễ truyền thống thì bịchính quyền địa phương ngăn cản dữ dội. Sự kiện này đã gây chú ýđặc biệt cho dư luận và báo chí, trở thành câu hỏi lớn đặt ra cho xãhội, cho những nhà lập pháp và thực thi pháp luật. Luật Hôn nhân vàGia đình sửa đổi năm 2014, quy định trên được sửa đổi từ việc “cấmkết hôn giữa những người cùng giới tính” sang “không thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính”3. Điều luật này chính thức cóhiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Như vậy, về mặt pháp lý, thế giới hiện nay vẫn còn có nhiều cáchnhìn nhận khác nhau, thậm chí là trái chiều về hôn nhân đồng giới.Tuy nhiên, dù luật pháp có thừa nhận hay không thừa nhận thì hiệntượng này vẫn cứ diễn ra khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam,trong đó có cả người Công giáo.86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 1. Công giáo quan niệm về hôn nhân Tùy theo góc độ nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau về hônnhân. Khái niệm hôn nhân được đề cập ở đây là hôn nhân Công giáo,theo đức tin của người tín hữu Kitô. Sách Giáo lý hôn nhân và giađình của Giáo hội Công giáo Việt Nam định nghĩa: “Hôn nhân là mộtgiao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với ý thức tựdo và trách nhiệm, để sống yêu thương và giúp đỡ nhau trong tìnhnghĩa vợ chồng; để sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làmcha làm mẹ”4. Từ định nghĩa trên của Giáo hội, có thể đưa ra ba điểm nhận xétsau đây về hôn nhân của người Công giáo: Thứ nhất, hôn nhân là sựkết hợp, sự tự do ưng thuận giữa hai người nam - nữ, họ tự hiến chonhau và đón nhận nhau, chứ không phải chỉ quyền lợi trên thân xác.Thứ hai, kết hôn là để thực hiện trách nhiệm yêu thương và giúp đỡnhau trọn đời. Thứ ba, mục đích của hôn nhân là sinh sản, nuôi dưỡngvà giáo dục con cái. Với định nghĩa này, hôn nhân đồng giới có thể chỉ thỏa mãn đượcđiểm thứ hai (kết hôn là để thực hiện trách nhiệm yêu thương và giúpđỡ nhau trọn đời), còn điểm thứ nhất (hôn nhân là sự kết hợp giữa haingười nam - nữ) và điểm thứ ba (hôn nhân nhằm mục đích sinh sản,nuôi dưỡng và giáo dục con cái) thì hôn nhân đồng giới không thể đápứng được. Đây là sự khác nhau căn bản giữa hôn nhân thông thường(một người nam kết hợp với một người nữ) và hôn nhân đồng giới(hai người cùng giới tính kết hợp với nhau). Theo quan niệm của Công giáo, sự gắn kết giữa hai người có cùnggiới tính sinh học thì không được coi là hôn nhân, mặc dù sự gắn kếtấy cũng có những đặc điểm giống như hôn nhân: cũng dựa trên cơ sởtình yêu; trên cơ sở hai người tự do tự, nguyện có nhu cần gắn kết vớinhau lâu dài, cùng nhau xây dựng hạnh phúc và thậm chí cùng nhaunuôi con.... Tuy nhiên, Giáo hội không coi sự chung sống (g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: