Danh mục tài liệu

Hôn nhân và cuộc sống gia đình thời trung cổ ở châu Âu (Thế kỉ V đến thế kỉ XV)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.10 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi tìm hiểu về các nước phương Tây, ta không thể không tìm hiểu về chính cuộc sống thường ngày của họ mà trong đó mảng hôn nhân và cuộc sống gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Liệu rằng, cư dân phương Tây trong lịch sử đã có những quan niệm như thế nào về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống gia đình, vị trí người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, những quan điểm đó có giống hay khác với con người phương Đông? Nghiên cứu này tìm hiểu về hôn nhân và cuộc sống gia đình thời trung cổ ở châu Âu (Thế kỉ V đến thế kỉ XV), mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hôn nhân và cuộc sống gia đình thời trung cổ ở châu Âu (Thế kỉ V đến thế kỉ XV) Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH THỜI TRUNG CỔ Ở CHÂU ÂU (THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XV) Võ Thành Lộc, Dương Thủy Tiên (Sinh viên năm 3, Khoa Lịch sử) GVHD: ThS Nguyễn Thị Trà My Trong thế giới hôm nay, khoảng cách Đông – Tây đã trở nên gần gũi và nhu cầu hiểu biết lẫn nhau đòi hỏi ở một mức độ tinh tế hơn. Trong những mối quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, những quan hệ về chính trị được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiều và khai thác tìm hiểu gần như triệt để. Tuy nhiên những vấn đề khác như kinh tế, văn hóa, tôn giáo… cũng là những nội dung cần được chú ý. Trong đó, phải kể đến những nét đặc trưng về văn hóa nói chung và sinh hoạt văn hóa hàng ngày của các cộng đồng dân cư nói riêng. Tìm hiểu về các nước phương Tây, ta không thể không tìm hiểu về chính cuộc sống thường ngày của họ mà trong đó mảng hôn nhân và cuộc sống gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Liệu rằng, cư dân phương Tây trong lịch sử đã có những quan niệm như thế nào về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống gia đình, vị trí người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, những quan điểm đó có giống hay khác với con người phương Đông? 1. Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở châu Âu (thế kỉ V – X) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử Từ thế kỉ V đến X, châu Âu có bước chuyển ngoặt lớn trong thời Trung cổ. Người German tràn vào cương giới Roma và lập nên những quốc gia tươi trẻ của họ thế kỉ V – VI. Người Hi Lạp gọi những người ngoài đế chế là người Man tộc. Còn người La Mã miêu tả người Man tộc là những người sống du mục, hung dữ, cao to. Chính sự thiên di ngang dọc khắp châu Âu của họ đã tạo nên sự hòa trộn về ngôn ngữ, dòng máu và sự xuất hiện của những tộc người mới ở châu Âu. Khi vào lãnh thổ của Roma, người German đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới trên lãnh thổ cũ của đế quốc La Mã ở Tây Âu và Bắc Phi, bao gồm vương quốc của người Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Frank, Lombard, Anglo-Saxon, Burgundy. Trong quá trình di cư, người German cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình và tiếp thu Thiên Chúa giáo. Chính sự tiếp thu tôn giáo này đã tác động đến mọi mặt cuộc sống con người trong xã hội châu Âu Trung cổ, trong đó có hôn nhân và cuộc sống gia đình. Người mới dần hòa nhập vào cuộc sống mới ở một xã hội phát triển cao hơn và tiếp thu những gì ưu tú của xã hội cũ. Cuộc sống nay đây mai đó của những tộc người German không còn nữa, họ bắt đầu ổn định, tạo dựng cho mình một cuộc sống mới trên nền một nền văn minh Hi - La rực rỡ đã từng tồn tại. 98 Năm học 2015 - 2016 1.2. Quan niệm về tình yêu, hôn nhân trong xã hội châu Âu thế kỉ V – X Vào đầu thời Trung cổ, tình yêu và hôn nhân không gắn liền với nhau. Những cuộc hôn nhân được xem là cao quý thường được sắp xếp bởi các bậc cha mẹ để tăng cường tính liên minh giữa hai gia đình và sự giàu có của mỗi gia đình. Họ quan tâm về lợi ích chính trị và tài chính, chứ không phải là làm thế nào các cặp vợ chồng cảm thấy tốt về nhau. Mặc dù vậy, đối với tinh thần hiệp sĩ, tình yêu lại là một sự gắn kết mật thiết nhưng thường là giữa hiệp sĩ với những người phụ nữ quý tộc, không dành cho những phụ nữ nông dân. Bởi thế đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử ca ngợi về sự thuần khiết, trong trẻo của tình yêu. Vấn đề về hôn nhân trong giai đoạn này cũng thật sự khắt khe bởi những quy ước của giáo lí, đặc biệt là đạo Cơ đốc giáo. Vấn đề hôn nhân không còn là chuyện giữa hai người nam và nữ hay giữa hai gia đình mà còn kèm theo những vấn đề khác như kinh tế và chính trị. Về chính trị, hôn nhân được xem như công cụ đảm bảo mối liên minh tốt đẹp, sự bình yên giữa hai lãnh địa, thậm chí có những cuộc hôn nhân đã được định sẵn từ khi hai người còn nhỏ hay chưa ra đời. Về kinh tế, hôn nhân đưa đến hệ quả lớn về thừa kế gia sản. Ví dụ như một người con gái được thừa kế một vùng lãnh thổ hay một khối lượng tài sản lớn mà một mình cô gái không thể đảm đương hết được, thì cần phải có một người đàn ông uy quyền bên cạnh để bảo vệ cô gái, giúp cô cáng đáng mọi việc. Nhưng trong suốt thời Trung cổ, người con gái có hai sự lựa chọn để thoát khỏi “tội của Eva” đó là trở thành độc thân khi làm những nữ tu hay kết hôn khi đủ 12 tuổi trở đi vì lúc này thể chất của cô gái đã sẵn sàng cho một mối quan hệ tình dục [13]. Đám cưới sẽ được diễn ra tại nhà thờ và nhận được những lời chúc mừng của mọi người đến dự, trang phục cưới cũng phụ thuộc vào từng tầng lớp trong xã hội, với một cặp vợ chồng nông dân thì quần áo cưới sẽ là bộ quần áo tốt nhất mà họ có hoặc có thể được chuẩn bị riêng, còn với những người thuộc tầng lớp t ...

Tài liệu có liên quan: