Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với Belarus: Thực trạng và một số đề xuất
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 194.89 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ phân tích sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và Belarus trong bối cảnh mới hiện nay, phác họa bức tranh hợp tác giữa hai nước và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương về KH&CN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với Belarus: Thực trạng và một số đề xuất56 Hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam và Belarus… HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI BELARUS: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Nguyễn Văn Hồng1, Đoàn Vân Hà, Nguyễn Huyền Minh Trường Đại học Ngoại thương Trần Xuân Bách Viện Chiến lược và Chính sách KH&CNTóm tắt:Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) là hình thức quan trọng của quan hệkinh tế quốc tế, dựa trên cơ sở của phân công lao động quốc tế, mang tính trao đổi, trongđó có sự tham gia của đông đảo các chủ thể từ cấp vi mô gồm các nhà khoa học, nghiêncứu, chuyên gia, các pháp nhân đến cấp vĩ mô gồm các quốc gia và các liên kết kinh tếquốc tế, tổ chức quốc tế,... Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay, đẩy mạnh hoạtđộng hợp tác KH&CN với các nước là một xu hướng tất yếu, là tiền đề quan trọng để cácnước xây dựng nền KH&CN nội sinh.Belarus là đối tác truyền thống của Việt Nam từ thời Xô Viết. Thực tiễn những năm quacho thấy, Việt Nam và Belarus đã đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực KH&CN dựa trên cácHiệp định, Nghị định thư, Thỏa thuận ký kết cấp Chính phủ cũng như cấp Bộ, ngành, Viện,trường,... Các hoạt động hợp tác thực hiện dưới dạng trao đổi thông tin, kết quả nghiêncứu tại các hội thảo, diễn đàn, cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung trong cáclĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,… Tuy nhiên, các hoạt động hợp táccòn mang tính tự phát, chưa tạo ra những chuyển biến đột phá khiến kết quả hoạt độnghợp tác về KH&CN chưa tương xứng với quan hệ truyền thống vốn có và tiềm năng củacác bên.Bài viết sẽ phân tích sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam vàBelarus trong bối cảnh mới hiện nay, phác họa bức tranh hợp tác giữa hai nước và đề xuấtmột số giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương về KH&CN.Từ khóa: Khoa học và công nghệ; Hợp tác quốc tế; Belarus.Mã số: 171129011. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Belarus tronglĩnh vực khoa học và công nghệThứ nhất, Belarus vốn là đối tác truyền thống có sự hỗ trợ và hợp tác chặtchẽ với nước ta về KH&CN. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ hợp tác mọimặt, trong đó có KH&CN, giữa Việt Nam và Belarus có sự ngưng trệ. Tuy1 Liên hệ tác giả: nvanhong69@gmail.comJSTPM Tập 6, Số 4, 2017 57nhiên, bối cảnh khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi dẫn tới những thayđổi trong đường lối đối ngoại của Belarus. Bản thân Belarus cũng nhận thấysự cần thiết phải hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới mà hội nhập vềKH&CN là một mắt xích không thể thiếu và khu vực châu Á-Thái BìnhDương, trong đó có Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng giữ vaitrò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam - đối tác truyền thống cóbề dày lịch sử và hiểu biết lẫn nhau - là cầu nối quan trọng để giúp Belaruscó thể thâm nhập vào khu vực ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương.Thứ hai, Việt Nam và Belarus là đối tác truyền thống, tính đến tháng 01năm 2017, hai nước đã có 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hơn thếnữa, hiện Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minhkinh tế Á-Âu mà Belarus là thành viên trụ cột, trong đó, Liên minh kinh tếÁ-Âu hiện đang nỗ lực xây dựng không gian KH&CN chung.Thứ ba, với tiềm lực sẵn có về KH&CN, sau một thời gian cải cách mở cửanền kinh tế, Belarus đã có những bước phát triển nhất định về KH&CN vàcó ưu thế so với các nước khác trên thế giới ở một số lĩnh vực nhất định vớichất lượng không thua kém công nghệ Âu, Mỹ mà giá thành thấp hơn. Hiệnnay, so với một số nước SNG, Belarus có một số ưu thế trong công nghệthông tin, công nghệ dược phẩm, công nghệ nano, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới, công nghệ sản xuất các thiết bị tiết kiệm năng lượng.Đặc biệt, vấn đề đổi mới sáng tạo công nghệ được Belarus chú trọng vàphát triển mạnh mẽ. Hợp tác với Belarus sẽ giúp cho Việt Nam có thể tiếpnhận các công nghệ mới, phù hợp thông qua các kênh khác nhau.Thứ tư, quá trình hợp tác mang tính chất tương tác, hai chiều, dựa trên cơ sởhai bên cùng có lợi và dựa trên lợi thế so sánh của mỗi bên. Một mặt, ViệtNam thu hút tri thức khoa học, những công nghệ tiên tiến của Belarus phụcvụ phát triển đất nước, mặt khác, Việt Nam có thể có cơ hội đưa công nghệvà những sản phẩm khoa học của mình ra thị trường nước ngoài. Belarus sẽthành cầu nối để Việt Nam có thể xúc tiến một số sản phẩm KH&CN sangchính nước này và các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu.Thứ năm, trong quá trình hợp tác, Việt Nam còn có thể học hỏi được kinhnghiệm của Belarus trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triểnKH&CN, đổi mới sáng tạo, giải quyết những vấn đề, những bất cập trongquá trình phát triển và hợp tác quốc tế về KH&CN mà Belarus gặp phải.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và côngnghệ của Việt Nam với BelarusBelarus không có chính sách riêng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoahọc, công nghệ và đổi mới. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế về KH&CN là mộtbộ phận cấu thành quan trọng của chính sách phát triển KH&CN của58 Hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam và Belarus…Belarus nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nhà khoa học và các chuyên gia,các nhà sáng chế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng như đổi mớisáng tạo nhằm mục đích nâng cao năng lực KH&CN nội sinh. Điều nàyđược thể hiện trong chính sách KH&CN quốc gia và trong các thỏa thuậnhợp tác liên chính phủ, liên ngành cũng như thỏa thuận với các tổ chức, cácchương trình, các quỹ quốc tế.Cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác của Belarus là các thỏathuận, hiệp định quốc tế. Hiện nước này đã ký trên 30 thỏa thuận songphương và trên 10 thỏa thuận đa phương (trong khuôn khổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với Belarus: Thực trạng và một số đề xuất56 Hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam và Belarus… HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI BELARUS: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Nguyễn Văn Hồng1, Đoàn Vân Hà, Nguyễn Huyền Minh Trường Đại học Ngoại thương Trần Xuân Bách Viện Chiến lược và Chính sách KH&CNTóm tắt:Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) là hình thức quan trọng của quan hệkinh tế quốc tế, dựa trên cơ sở của phân công lao động quốc tế, mang tính trao đổi, trongđó có sự tham gia của đông đảo các chủ thể từ cấp vi mô gồm các nhà khoa học, nghiêncứu, chuyên gia, các pháp nhân đến cấp vĩ mô gồm các quốc gia và các liên kết kinh tếquốc tế, tổ chức quốc tế,... Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay, đẩy mạnh hoạtđộng hợp tác KH&CN với các nước là một xu hướng tất yếu, là tiền đề quan trọng để cácnước xây dựng nền KH&CN nội sinh.Belarus là đối tác truyền thống của Việt Nam từ thời Xô Viết. Thực tiễn những năm quacho thấy, Việt Nam và Belarus đã đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực KH&CN dựa trên cácHiệp định, Nghị định thư, Thỏa thuận ký kết cấp Chính phủ cũng như cấp Bộ, ngành, Viện,trường,... Các hoạt động hợp tác thực hiện dưới dạng trao đổi thông tin, kết quả nghiêncứu tại các hội thảo, diễn đàn, cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung trong cáclĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,… Tuy nhiên, các hoạt động hợp táccòn mang tính tự phát, chưa tạo ra những chuyển biến đột phá khiến kết quả hoạt độnghợp tác về KH&CN chưa tương xứng với quan hệ truyền thống vốn có và tiềm năng củacác bên.Bài viết sẽ phân tích sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam vàBelarus trong bối cảnh mới hiện nay, phác họa bức tranh hợp tác giữa hai nước và đề xuấtmột số giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương về KH&CN.Từ khóa: Khoa học và công nghệ; Hợp tác quốc tế; Belarus.Mã số: 171129011. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Belarus tronglĩnh vực khoa học và công nghệThứ nhất, Belarus vốn là đối tác truyền thống có sự hỗ trợ và hợp tác chặtchẽ với nước ta về KH&CN. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ hợp tác mọimặt, trong đó có KH&CN, giữa Việt Nam và Belarus có sự ngưng trệ. Tuy1 Liên hệ tác giả: nvanhong69@gmail.comJSTPM Tập 6, Số 4, 2017 57nhiên, bối cảnh khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi dẫn tới những thayđổi trong đường lối đối ngoại của Belarus. Bản thân Belarus cũng nhận thấysự cần thiết phải hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới mà hội nhập vềKH&CN là một mắt xích không thể thiếu và khu vực châu Á-Thái BìnhDương, trong đó có Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng giữ vaitrò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam - đối tác truyền thống cóbề dày lịch sử và hiểu biết lẫn nhau - là cầu nối quan trọng để giúp Belaruscó thể thâm nhập vào khu vực ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương.Thứ hai, Việt Nam và Belarus là đối tác truyền thống, tính đến tháng 01năm 2017, hai nước đã có 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hơn thếnữa, hiện Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minhkinh tế Á-Âu mà Belarus là thành viên trụ cột, trong đó, Liên minh kinh tếÁ-Âu hiện đang nỗ lực xây dựng không gian KH&CN chung.Thứ ba, với tiềm lực sẵn có về KH&CN, sau một thời gian cải cách mở cửanền kinh tế, Belarus đã có những bước phát triển nhất định về KH&CN vàcó ưu thế so với các nước khác trên thế giới ở một số lĩnh vực nhất định vớichất lượng không thua kém công nghệ Âu, Mỹ mà giá thành thấp hơn. Hiệnnay, so với một số nước SNG, Belarus có một số ưu thế trong công nghệthông tin, công nghệ dược phẩm, công nghệ nano, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới, công nghệ sản xuất các thiết bị tiết kiệm năng lượng.Đặc biệt, vấn đề đổi mới sáng tạo công nghệ được Belarus chú trọng vàphát triển mạnh mẽ. Hợp tác với Belarus sẽ giúp cho Việt Nam có thể tiếpnhận các công nghệ mới, phù hợp thông qua các kênh khác nhau.Thứ tư, quá trình hợp tác mang tính chất tương tác, hai chiều, dựa trên cơ sởhai bên cùng có lợi và dựa trên lợi thế so sánh của mỗi bên. Một mặt, ViệtNam thu hút tri thức khoa học, những công nghệ tiên tiến của Belarus phụcvụ phát triển đất nước, mặt khác, Việt Nam có thể có cơ hội đưa công nghệvà những sản phẩm khoa học của mình ra thị trường nước ngoài. Belarus sẽthành cầu nối để Việt Nam có thể xúc tiến một số sản phẩm KH&CN sangchính nước này và các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu.Thứ năm, trong quá trình hợp tác, Việt Nam còn có thể học hỏi được kinhnghiệm của Belarus trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triểnKH&CN, đổi mới sáng tạo, giải quyết những vấn đề, những bất cập trongquá trình phát triển và hợp tác quốc tế về KH&CN mà Belarus gặp phải.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và côngnghệ của Việt Nam với BelarusBelarus không có chính sách riêng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoahọc, công nghệ và đổi mới. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế về KH&CN là mộtbộ phận cấu thành quan trọng của chính sách phát triển KH&CN của58 Hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam và Belarus…Belarus nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nhà khoa học và các chuyên gia,các nhà sáng chế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng như đổi mớisáng tạo nhằm mục đích nâng cao năng lực KH&CN nội sinh. Điều nàyđược thể hiện trong chính sách KH&CN quốc gia và trong các thỏa thuậnhợp tác liên chính phủ, liên ngành cũng như thỏa thuận với các tổ chức, cácchương trình, các quỹ quốc tế.Cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác của Belarus là các thỏathuận, hiệp định quốc tế. Hiện nước này đã ký trên 30 thỏa thuận songphương và trên 10 thỏa thuận đa phương (trong khuôn khổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học và công nghệ Hợp tác quốc tế Khoa học kỹ thuật Chuyển giao công nghệ Phân công lao động quốc tếTài liệu có liên quan:
-
Kinh nghiệm và định hướng chiến lược khoa học và công nghệ thế giới: Phần 1
169 trang 231 0 0 -
110 trang 210 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 168 0 0 -
Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2
112 trang 143 0 0 -
Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2018: Phần 2
138 trang 137 0 0 -
Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1
106 trang 130 0 0 -
Đổi mới và phát triển kinh tế tri thức khoa học và công nghệ thế giới: Phần 1
124 trang 129 0 0 -
Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 1
108 trang 126 0 0 -
Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2
116 trang 122 0 0 -
Đổi mới và phát triển kinh tế tri thức khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2
134 trang 119 0 0