Danh mục tài liệu

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001-2012

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.37 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều bước thăng trầm khác nhau chủ yếu do chính sách đối ngoại của mỗi nước. Bước vào thế kỉ XXI với xu thế hội nhập hợp tác toàn cầu cùng phát triển thì quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các mặt có nhiều chuyển biến tốt đẹp theo hướng hợp tác cùng có lợi. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, giai đoạn 2001 – 2012, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác văn hóa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001-2012HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2001 -2012 VÕ THỊ ÁNH DIỆP Khoa Lịch sử Tóm tắt: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều bước thăng trầm khác nhau chủ yếu do chính sách đối ngoại của mỗi nước. Bước vào thế kỉ XXI với xu thế hội nhập hợp tác toàn cầu cùng phát triển thì quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các mặt có nhiều chuyển biến tốt đẹp theo hướng hợp tác cùng có lợi. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, giai đoạn 2001 – 2012, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là nhờ nỗ lực của cả hai nước, góp phần làm cho quan hệ song phương ngày tốt đẹp hơn trong tương lai. Từ khóa: Việt Nam, Nhật Bản, quan hệ, văn hóa1. MỞ ĐẦUViệt Nam và Nhật Bản hai quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, có những điểm tươngđồng về mặt lịch sử, địa lí và văn hóa. Từ rất sớm, Việt Nam và Nhật Bản đã có nhữngmối quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa với nhau, cùng chịu ảnh hưởng của dòngvăn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử hợp tác, Việt Namvà Nhật Bản vốn có mối quan hệ giao lưu truyền thống về kinh tế, văn hóa. Nhật Bảnkhông chỉ là cường quốc mạnh về kinh tế mà còn là đất nước có nền văn hóa độc đáođậm bản sắc Á Đông. Việc giao lưu, hợp tác về văn hóa mang lại lợi ích cho cả hai phíaViệt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.2. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM –NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2001 – 2012Trải qua hơn 40 năm (1973 – 2013), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã cónhững bước phát triển tích cực, chủ động và từng bước được nâng lên tầm đối tác toàndiện. Có được điều này là do chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cùng với đólà sự ủng hộ của nhân dân hai nước.Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nhật Bản đã thực hiện sự điều chỉnh chínhsách theo hướng ngày càng chú trọng hơn tới châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và ViệtNam trở thành nước có vị trí, tầm quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế,chính phủ Nhật Bản đã thi hành nhiều chính sách, biện pháp để tăng cường hơn nữaquan hệ với Việt Nam trên mọi phương diện.Về chính trị - ngoại giao, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được thực hiện qua các cuộcthăm viếng và tiếp xúc của các lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước. Mở đầu bằng sựkiện Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Nakayma thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đếnngày 14/6/1991. Đây là chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Nhật Bản thiếtKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 87-9388 VÕ THỊ ÁNH DIỆPlập Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 7/1991, đoàn Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật –Việt do Chủ tịch Hạ nghị viện Nhật Bản Y.Sakurauchi dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam.Ngày 6/11/1993 chính phủ Nhật Bản tuyên bố nối lại viện trợ chính thức (ODA) choViệt Nam. Sự kiện này như một bước đột phá, mở đường cho việc tăng cường mối quanhệ toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa…Đáp lại, tháng 3/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm và làm việc tại Nhật Bản. Tháng8/1994, Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama đã thực hiện chuyến thăm chính thức4 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủtướng Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm này sẽ tạora cơ sở vững chắc cho kỷ nguyên Nhật – Việt trong lịch sử bang giao lâu dài của hainước. Trong các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Nhật Bản, Thủ tướng Võ VănKiệt khẳng định hai nước cần khép lại quá khứ, hướng đến tương lai.Tháng 4/1995, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ĐỗMười sang thăm chính thức Nhật Bản, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệgiữa hai nước.Nhật Bản đã lựa chọn văn hóa là lĩnh vực mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ vớiViệt Nam, thể hiện sự nhạy bén, khôn khéo của Nhật Bản nhằm hạn chế tối đa nhữngtác động không thuận của các nước Mỹ, Trung Quốc, ASEAN lúc đó đang bao vây cấmvận Việt Nam. Từ năm 1991 quan hệ trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa hai nước đãđạt nhiều thành tựu đáng kể. Thông qua viện trợ cho hoạt động văn hóa không hoàn lại,Nhật Bản đã cung cấp 316 triệu Yên cho 7 dự án cung cấp trang thiết bị phục vụ nhucầu văn hóa cho Việt Nam như các dự án: Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Thiết bị Bảotàng Lịch sử Việt Nam… Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn, trùng tu các ditích lịch sử, văn hóa như phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn…Viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong lĩnh vực văn hóaNhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho Việt Na ...