Danh mục tài liệu

Hợp tác với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.57 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết này đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên hợp tác tốt với cha mẹ trẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Các biện pháp bao gồm: hiểu gia đình trẻ, duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ, tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động ở trường mầm non, cung cấp thông tin về chăm sóc - giáo dục trẻ cho cha mẹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác với cha mẹ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm nonJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0220Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 25-30This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG MẦM NON Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hợp tác với cha mẹ là một kĩ năng quan trọng của giáo viên mầm non trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên hợp tác tốt với cha mẹ trẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Các biện pháp bao gồm: hiểu gia đình trẻ, duy trì giao tiếp thường xuyên với cha mẹ trẻ, tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động ở trường mầm non, cung cấp thông tin về chăm sóc- giáo dục trẻ cho cha mẹ. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, hợp tác với cha mẹ, trẻ khuyết tật, trường mầm non.1. Mở đầu Cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và phát triển trẻ em đặc biệt ởđộ tuổi mầm non. Ngày nay, vấn đề củng cố vai trò của cha mẹ và tạo những điều kiện cần thiết đểthực hiện những nhiệm vụ giáo dục gia đình cho trẻ mầm non đang rất được quan tâm. Cả lí thuyếtvà thực tiễn đều cho thấy rằng: nền tảng cho sự thành công của chương trình giáo dục mầm noncho trẻ khuyết tật là sự quan tâm, cộng tác của gia đình, là sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của cácbậc cha mẹ và những người thân của trẻ [6]. Trường mầm non muốn thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diệncần phải dựa vào gia đình, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ. Trong đề án phát triển giáo dục mầmnon giai đoạn 2006- 2015 đã xác định: ”Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiệnvới sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [3]. Nhiệm vụ phối hợp vớigia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng đã được quy định tại Điều lệ Trường mầm non [1]. Sự xuất hiện của trẻ khuyết tật trong gia đình có thể làm cho cha mẹ trẻ phải trải qua nhữngcảm xúc khác nhau. Trẻ em và cha mẹ trẻ không khuyết tật cũng có nhiều quan điểm, cảm xúckhác nhau với sự có mặt của trẻ khuyết tật trong lớp học. Tất cả những điều này đều ảnh hưởngđến mối quan hệ giữa giáo viên với các cha mẹ trẻ em trong môi trường giáo dục hòa nhập. Dovậy, đòi hỏi giáo viên làm việc trong các lớp hòa nhập cần hiểu và có một số kĩ năng làm việc vớicha mẹ trẻ trong các lớp học đa dạng. Giáo viên không chỉ cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻkhuyết tật mà còn cần phối hợp tốt với cả cha mẹ các trẻ em khác, giải quyết mối quan hệ hài hòagiữa cha mẹ trẻ khuyết tật và các cha mẹ khác. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về sự hợp tác giữa cha mẹ và giáo viên trong giáo dục trẻem nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng của các tác giả Karen Kearns, Đỗ Thị Thảo,... [5, 7]. TuyNgày nhận bài: 20/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn 25 Bùi Thị Lâmnhiên, vẫn thiếu các chỉ dẫn cụ thể cho giáo viên mầm non trong hợp tác với các cha mẹ trẻ em,giải quyết các tình huống xảy ra trong mối quan hệ với cha mẹ trẻ và các cha mẹ với nhau trongmôi trường giáo dục hòa nhập. Vấn đề này cần được nghiên cứu và đưa ra các chỉ dẫn giúp giáoviên thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong quá trình hợp tác với cha mẹ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm hợp tác với cha mẹ trẻ Hợp tác là cùng nhau thực hiện một kế hoạch và cùng đi đến một mục đích [2]. Sự hợp tácgiữa giáo viên và cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non hòa nhập là cùng nhaulàm việc, chia sẻ thông tin giữa giáo viên và cha mẹ vì một mục đích chung là chăm sóc, giáo dụctrẻ trong môi trường giáo dục hòa nhập ở trường mầm non. Sự hợp tác giữa giáo viên và cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non hòanhập mang tính hai chiều: cha mẹ đóng góp, tham gia vào các hoạt động, hợp tác, chia sẻ tráchnhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chia sẻ thông tin cho giáo viên, nhà trường. Giáo viên và nhà trườngtạo điều kiện cho cha mẹ có cơ hội phối hợp với nhà trường, chia sẻ thông tin, tư vấn bồi dưỡngnâng cao kiến thức, kĩ năng giáo dục trẻ cho cha mẹ. Sự hợp tác giữa giáo viên với cha mẹ trẻ là điều kiện thuận lợi tạo sự thống nhất về mụctiêu, nội dung và phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, mang lại lợi ích cho trẻ em, giađình, trường mầm non và cộng đồng. Sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên và cha mẹ giúp trẻ nhậnđược sự giáo dục phù hợp với đặc điểm cá nhân, có cách tiếp cận tích cực với nhà trường, tự tinvào giá trị của bản thân và nâng cao kết quả học tập, phát triển.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác với cha mẹ trẻ ở trường mầm non hòa nhập Trường mầm non hòa nhập với sự đa dạng về đối tượng trẻ em dẫn đến sự đa dạng về chamẹ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, trong đó bao gồm các yếu tố chính là: - Nhận thức của cha mẹ về vai trò của giáo dục trẻ em trong những năm đầu đời, các chamẹ nhận thức tốt về vai trò của giáo dục trẻ sẽ quan tâm hơn đến con cái và các vấn đề ở trường. - Nghề nghiệp, công việc của cha mẹ có thể phản ánh mối quan hệ, thái độ, giá trị và niềmtin vào tác động của giáo dục và mối quan hệ với giáo viên. - Hoàn cảnh sống của gia đình trẻ, các gia đình có hoàn cảnh éo le họ có thể gặp một sốkhó khăn trong chia sẻ thông tin, sự cởi mở trong mối quan hệ với giáo viên. - Mức độ ưu tiên, sự kì vọng của cha mẹ vào trẻ. Các bậc cha mẹ có sự kì vọng vào sự pháttriển của trẻ sẽ nỗ lực hỗ trợ để giúp trẻ đạt được các mục tiêu đã đặ ...

Tài liệu có liên quan: