Phần 1 của Tài liệu Kỹ thuật canh tác trên đất dốc trình bày những nội dung về tổng quan về nông lâm kết hợp, khái niệm về nông lâm kết hợp, định nghĩa về nông lâm kết hợp, lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA NGUYỄN VIẾT KHOA - VÕ ĐẠI HẢI NGUYỄN ĐỨC THANH Kỹ thuật canh tác TRÊN ĐẤT DỐC NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2008Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1 LỜI NÓI ĐẦU Diện tích đất đồi núi nước ta chiếm tới 75% diện tích của cả nước, vì vậy đời sốngcủa phần lớn người dân đều dựa chủ yếu vào canh tác trên đất dốc. Chính vì vậy mà đấtdốc chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp cả nước. Đây là vùng đất màmôi trường sinh thái đã phần nào bị suy thoái do quá khứ khai thác và canh tác chưahợp lý. Hiện tượng xói mòn và rửa trôi do con người gây nên cũng đã biến những vùngđất vốn rất màu mỡ thành đất thoái hoá bạc màu, có độ phì nhiêu thấp. Do sức ép về dân số, đất đai ở những vùng sâu vùng xa, thậm chí kể cả rừng cấmđầu nguồn cũng đã và đang bị xâm hại dẫn đến sự thoái hoá tài nguyên thiên nhiên,biểu hiện ở độ che phủ rừng giảm sút một cách đáng báo động, sức sản xuất của đấtcũng kém dần và thoái hoá về đa dạng sinh học. Lối canh tác truyền thống tỏ ra khôngthích hợp cho phát triển nông-lâm nghiệp bền vững không những trên đất dốc mà ngaycả vùng đồng bằng. Như vậy, nếu chúng ta không có những phương thức canh tác hợp lý trên vùng đấtdốc thì hậu quả không những chỉ người nông dân miền đất dốc mà cả xã hội phải gánhchịu kèm theo những khủng hoảng về môi trường và tài nguyên. Con đường thoát khỏi tình trạng trên chỉ có thể là tìm một phương thức canh tácnông lâm kết hợp trên vùng đất dốc, gắn sản xuất lương thực với sản xuất hàng hoá,gắn nông nghiệp với lâm nghiệp với bảo vệ đất, nước và môi trường từ đó tiến tới địnhcanh, định cư và xây dựng dần cuộc sống mới của người dân trên vùng đất dốc miềnnúi. Tài liệu “Kỹ thuật canh tác trên đất dốc” được biên soạn dựa trên những đúc kếttừ những kinh nghiệm thực tế và tổng hợp từ các tài liệu khoa học, khuyến nông-khuyếnlâm nhằm mục đích giúp các cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và huyện hiểu biết hơn vềnhững phương thức canh tác nông lâm kết hợp trên vùng đất dốc và từ đó có thể giúpbà con nông dân canh tác trên vùng đất dốc một cách có hiệu quả và bền vững. Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót,rất mong các đồng nghiệp cùng các bạn đọc đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoànthiện hơn. Nhóm tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn2 Chương I TỔNG QUAN VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP1. Khái niệm về nông lâm kết hợp Thuật ngữ Nông lâm kết hợp (NLKH) (Agroforestry) đã được tiến sỹ King (1977)đưa ra để thay thế Taungya, một danh từ địa phương của Myanmar có nghĩa là “canh táctrên đồi”. Một thực tế quan trọng là danh từ NLKH chỉ mới về thuật ngữ, không mới về thựchành, bởi lẽ kỹ thuật canh tác NLKH đã có từ lâu đời, nằm trong các kinh nghiệm sảnxuất cổ truyền của nhân dân ta và ở hầu hết các nước nhiệt đới đang phát triển. Ví dụ như phương thức trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày với rừng tếch(Techtona grandis), trong giai đoạn đầu khi rừng trồng chưa khép tán (hệ canh tácNLKH Taungya), của người dân Myanmar, có các ưu điểm như chống được cháy rừngtếch trong mùa khô, rừng tếch trồng sinh trưởng tốt hơn, rừng được bảo vệ tốt, giảmđược giá thành rừng trồng... cho nên ngay từ năm 1856, phương thức canh tác này(Taungya) đã được áp dụng rộng rãi trong ngành lâm nghiệp Myanmar để gây trồngrừng tếch.2. Định nghĩa về NLKH Định nghĩa về NLKH đã được thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới là: Nônglâm kết hợp được bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau; trong đó có các loàicây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây trong họ dừa và họtre nứa) được trồng kết hợp với các loài cây nông nghiệp, hoặc vật nuôi trên cùng mộtđơn vị diện tích đất đai canh tác đã được quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, chăn nuôi, hoặc thủy sản. Chúng được kết hợp với nhau hợp lý trong không gian, hoặc theo trình tự về thờigian. Giữa chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái và kinhtế theo hướng có lợi. Theo như King (1977); Hurley (1983); Nair (1989); Chun.K.Lai (1991): “NLKH là một lĩnh vực khoa học độc lập; nó được hình thành và xây dựng trên cơsở của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có liên quan đến các phương thức sử dụngđất đai như: nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề làm rừng, nghề làm vườn, nghề nuôitrồng thủy sản, thậm chí cả nghề nuôi ong...”. ...
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 1
Số trang: 52
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật canh tác trên đất dốc Canh tác trên đất dốc Ebook Kỹ thuật canh tác trên đất dốc Sách Kỹ thuật canh tác trên đất dốc Khái niệm nông lâm kết hợp Phát triển nông lâm kết hợpTài liệu có liên quan:
-
Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn
8 trang 28 0 0 -
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 2
39 trang 26 0 0 -
Kỹ thuật canh tác trên đất dốc - Nguyễn Viết Khoa
94 trang 26 0 0 -
Phát triển hệ sinh thái ở miền núi
134 trang 25 0 0 -
Canh tác bền vững trên đất dốc
21 trang 24 0 0 -
Tính đa dạng của nông lâm kết hợp tại Việt Nam: Phần 2
60 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 2
95 trang 20 0 0 -
41 trang 20 0 0
-
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 1
39 trang 20 0 0 -
Ruộng - Vườn - Ao - Chuồng: Những mô hình hiệu quả
144 trang 20 0 0