Danh mục tài liệu

HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Làm trứng muối

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.70 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm trứng muối Chế biến trứng muối là một phương pháp bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng trứng gia cầm. Chế biến trứng muối không những có thể kéo dài thời gian sử dụng tới 5-6 tháng mà còn cho chúng ta một sản phẩm thực phẩm ngon với hương vị béo ngậy, bùi. Nguyên liệu - Trứng 100 quả, chọn lấy trứng của những gia cầm khoẻ mạnh, không bị ốm, cúm... trứng không bị nứt, dập vỡ. Cho trứng vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt trứng, đậy kín vung rồi tiến hành đun để luộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Làm trứng muối Làm trứng muối Chế biến trứng muối là một phương pháp bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng trứng gia cầm. Chế biến trứng muối không những có thể kéo dài thời gian sử dụng tới 5-6 tháng mà còn cho chúng ta một sản phẩm thực phẩm ngon với hương vị béo ngậy, bùi. Nguyên liệu - Trứng 100 quả, chọn lấy trứng của những gia cầm khoẻ mạnh, không bị ốm, cúm... trứng không bị nứt, dập vỡ. Cho trứng vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt trứng, đậy kín vung rồi tiến hành đun để luộc chín trứng sôi trong vòng 5 phút, rồi vớt ra ngoài để nguội. - Muối ăn 6-8kg (cho 100 quả trứng) tuỳ trứng to hay nhỏ: trứng gà thì dùng 6kg, trứng vịt to dùng 8kg, loại trung bình 7kg. Hoà muối với 5 lít nước, đun nóng cho tan hết muối. - Tro bếp 5kg, chọn loại tro mịn hay sàng loại bỏ các cục tạp chất có kích thước lớn ra ngoài. Dùng nước muối vừa pha, đánh đều với tro mịn thành dạng hồ nhão (như vữa xi măng) để chuẩn bị ủ muối trứng. Không làm ướt nhão quá chảy nước khi ủ, song không làm khô quá, khi ủ nước muối đi vào trứng gặp khó khăn. Ủ muối trứng Có thể dùng nồi, chậu, thùng tôn kích thước to nhỏ tuỳ theo số lượng trứng định muối. Dàn một lớp vữa tro (vừa chuẩn bị) xuống đáy bể thành lớp dày khoảng 2- 3cm, sau đó xếp 1 lớp trứng, ấn nhẹ tay để trứng ngập tối đa trong vữa tro, tiếp theo dàn một lớp vữa tro lên trên, sau đó lại một lớp trứng... Nên xếp các quả trứng so le nhau và phủ vữa tro sao cho vữa bịt kín các khe hở giữa các quả trứng. Trên cùng là lớp vữa che kín trứng, sau đó dùng giấy nilon che đậy kín mặt bể. Chú ý trong quá trình ủ trứng muối, không để nước mưa rơi vào khối trứng. Thời gian ủ muối trứng kéo dài 4-5 tuần thì kết thúc. Lấy trứng ra khỏi bể muối, bóp bỏ các cục vữa khô, chỉ để lại lớp vỏ vữa mỏng 0,3-0,5cm bao quanh quả trứng. Xếp vào thúng hay khay... để ở nơi thoáng mát. Có thể ăn ngay hay để bảo quản có thể được 4-5 tháng. Lưu ý, không để mặn quá khó ăn, hay nhạt quá lại khó bảo quản. Để đạt được độ mặn vừa phải, hỗn hợp vữa tro phải đạt độ muối 30-35%. Làm bong bóng bay bằng cao su Nguyên liệu cần nhất của nghề này là mủ cao su còn lỏng. Mủ cao su lỏng do các cơ sở trồng cao su sản xuất, màu mủ trắng đặc như sữa và được giữ lỏng nhờ có trộn sẵn chất Ammninaque. Các hãng thường bán mủ trong thùng bằng sắt cở 200 lít. - Bột talc ( bột hoạt thạch ) - Phẩm màu - Benzine - Chlorure de soufre - Dụng cụ để làm bong bóng cao su là những cái bầu hay khuôn bằng gỗ, đủ các hình các cỡ. - Hỏa lò đốt than đá hay than củi. Phương pháp chế ra bong bóng bay bằng cao su chia ra làm 6 giai đoạn: 1. Nhúng khuôn vào nhựa cao su để lấy hình 2. Nướng bong bóng cho chín 3. Bóc bong bóng ra 4. In hình, chữ lên bóng 5. Giữ bay bong bóng 6. Giữ bong bóng cho khỏi hư, chảy. Nhúng khuôn Trước hết là khi muốn làm bong bóng cao su thì phải làm nhiều kiểu khuôn nghĩa là bầu bằng gỗ hay kim loại như nhôm đồng. Bầu có hình tròn, dài, bầu dục, hình đầu người … tùy theo ý định cho quả bóng hình gì. Những bầu ấy phải tiện cho đều đặn, thật tròn và nhẵn, vì sau này khi nhúng cao su rồi, bầu càng nhẵn bao nhiêu sẽ lấy ra dễ bấy nhiêu. Rẻ tiền và dễ làm là bầu bằng gỗ. Để mủ vào một cái chậu hay thùng sâu độ 30 phần, rộng 25 phần. Nếu làm một quả bóng hình cái bầu rượu thì phải thực hành sau đây: cầm cổ cái bầu rượu mà nhúng vào thùng có đựng mủ lỏng nhúng sâu cho tới miệng bầu đoạn nhắc khẽ bầu khuôn lên khi bỏ ra khỏi mủ lỏng phải khéo tay mà xoay tròn cái bầu một vòng để cho khỏi chảy lèm nhèm và làm cho quả bóng xần xùi, chỗ dầy, chỗ mỏng. Những cái bầu, sau khi được nhúng vào thùng mủ rồi thì treo bằng một sợi dây lên móc hay giá có chân bằng gỗ đặt lên hỏa lò. Những bầu có cao su bao bọc được phơi tòn teng trên lửa cho thật khô. Thường muốn mau khô và phơi nhiều khuôn bầu một lượt, người ta làm cái hỏa bầu bằng tôn dài độ một thước, trên hỏa lò có căng nhiều sợi dây bằng kẽm để buộc các bầu mới nhúng trong mủ cao su vừa được lấy ra. Khi thấy cao su bọc ở các khuôn bầu đã khô thì lại đem bầu nhúng mủ một lần hay hai, ba lần nữa, rồi lại sấy nóng cho khô nhúng nhiều lần vào mủ, mỗi lần nhúng là mỗi lần sấy trên lửa cho khô. Nhờ có hơi nóng của lửa làm cho nước trong lửa bốc thành hơi mà bay đi, mủ làm thành một lớp cao su bọc lấy khuôn bầu. Càng nhúng nhiều lần vào mủ thì bong bóng càng dầy hơn phải nhớ rằng, muốn cho bong bóng tốt thì phải nhúng ba, bốn hay năm, sáu lần và có như vậy thì lớp cao su bọc lớp khuôn bầu mới được dầy tốt. Khi nào thấy cao su của bong bóng đã dầy rồi thì người ta lấy tay mà tuốt nhẹ từ cổ bầu xuống, lớp cao su sẽ dần dần tróc ra hẳn và thành một cái bong bóng. Để bong bóng không dính vào nhau, người ta dùng bột hoạt thạch ( Poudre de talc) mà rắc lên bong bóng. Nếu muốn có bong bóng đủ các màu trắng đục thì trộn một ít hoạt thạch vào mủ muốn cho bong bóng bay được bền, giá bán đắt hơn thì phải nhúng nhiều lần vào mủ và sau cùng sẽ nhúng vào chất Benzine có trộn với hai phần trăm chất lưu hoàng ( ...