Danh mục tài liệu

Huyết học - truyền máu part 4

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.37 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Cường lách: lách có thể to ít trong giai đoạn đầu, to vừa phải vào giai đoạn sau, thường không đau, không sốt, không vàng da, xét nghiệm máu có thể giảm ba dòng: hồng cầu lưới ở máu ngoại vi tăng. Tủy giầu tế bào tăng sinh phản ứng mạnh hồng cầu. Trong trường hợp này cần làm thêm các xét nghiệm về đời sống hồng cầu, chỉ số lách/gan, lách/máu, lách/tim, để xác định. 5.3. Lách to trong các bệnh của hệ thống tĩnh mạch cửa: - Xơ gan: lách thường to vừa phải, cũng có khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyết học - truyền máu part 4- Cường lách: lách có thể to ít trong giai đoạn đầu, to vừa phải vào giai đoạn sau,thường không đau, không sốt, không vàng da, xét nghiệm máu có thể giảm badòng: hồng cầu lưới ở máu ngoại vi tăng. Tủy giầu tế bào tăng sinh phản ứngmạnh hồng cầu. Trong trường hợp này cần làm thêm các xét nghiệm về đời sốnghồng cầu, chỉ số lách/gan, lách/máu, lách/tim, để xác định.5.3. Lách to trong các bệnh của hệ thống tĩnh mạch cửa:- Xơ gan: lách thường to vừa phải, cũng có khi rất to kèm theo hội chứng suy chứcnăng gan. Cần siêu âm, soi ổ bụng, sinh thiết gan để xác định.- Bệnh anti (xơ lách nguyên phát): lách to đơn độc kéo dài kèm theo các dấu hiệucường chức năng lách (giảm các tế bào máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng, tủyxương giầu tế bào). Sau vài năm tiến triển mới có gan to và xơ gan.- Các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa khác có lách to: Trên gan: + Viêm màng ngoài tim co thắt. + Hội chứng Budd Chiarri (tắc tĩnh mạch trên gan). Dưới gan: + Tắc tĩnh mạch cửa. + Hội chứng Banti (xơ tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa trước, sau đó mới xơ lách).5.4. U, nang lách:+ U lành:- U máu - Nang sau chấn thương hoặc vỡ lách trong bao: có tiền sử chấn thương tại vùnglách, đau âm ỉ kéo dài ở mạng sườn trái lan lên nách, có thể sốt.+ U ác:Ung thư nguyên phát tại lách thường đau nhiều, lách sờ cứng chắc, xù xì..., sútcân nhanh.5.5. Bệnh rối loạn chuyển hoá: như bệnh Gaucher (rối loạn chuyển hoáglycozylxeramid), bệnh Niemann-Pick (rối loạn chuyển hoá sphingomyelin) cũngthường có lách to hoặc rất to.Tóm lại: lách to là một triệu chứng lâm sàng hay gặp trong nhiều bệnh nội - ngoạikhoa. Muốn chẩn đoán chính xác lách to cũng như nguyên nhân của nó phải thămkhám lâm sàng kỹ lưỡng và phải kết hợp với các biện pháp cận lâm sàng thích hợpkhác. 23. HỘI CHỨNG HẠCH TO1. Đại cương.Trong cơ thể có khoảng 500 - 600 hạch. Hệ thống hạch bạch huyết nằm rải ráckhắp cơ thể từ những vùng sâu trong trung thất, ổ bụng, dọc theo các động mạch,tĩnh mạch lớn đến vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn.+ Cấu trúc hạch lymphô gồm 2 vùng:- Vùng vỏ: chứa các nang lymphô tròn, phía ngoài là lymphocyte dày đặc sẫmmàu. Phía giữa là vùng trung tâm mầm chứa các lymphoblaste xếp thưa hơn, sánghơn. Các xoang vỏ ngoại vi dưới bao tiếp nhận bạch huyết đi tới, qua xoang trung giantới xoang tủy.- Vùng tủy: cấu tạo bởi các dây tủy chứa các lymphocyte, ở giữa chúng thànhxoang được cấu tạo bởi một lớp tế bào liên võng và tế bào thực bào cố định.+ Hạch bạch huyết có chức năng chính là sản xuất các tế bào lymphô đảm nhậnchức năng miễn dịch và thanh lọc các vật lạ như vi khuẩn ... xâm nhập vào cơ thểqua đường bạch huyết, bảo vệ cơ thể. ình thường hạch bạch huyết ngoại vi rất nhỏ và mềm, bằng các phương pháplâm sàng không phát hiện được; chỉ khi có bệnh, các hạch bạch huyết mới sưng tolên và có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được.2. Khám lâm sàng.2.1. Nguyên tắc:Khi thăm khám lâm sàng hệ thống hạch bạch huyết ngoại vi cần tuân thủ cácnguyên tắc chính sau :+ Thăm khám có hệ thống từ vùng đầu cổ tới vùng bẹn, khoeo chân.+ Kết hợp vừa nhìn ,vừa sờ nắn và hỏi.+ Các cân, cơ của người bệnh ở vùng định khám phải ở tư thế chùng.+ Không được dùng một ngón tay để sờ nắn mà phải dùng nhiều ngón mới pháthiện được chính xác tính chất của các hạch.2.2. Các vị trí hạch ngoại vi cần thăm khám:Khi có bệnh thì hạch bạch huyết ngoại vi thường sưng to ở các vị trí sau:+ Vùng chẩm, trước và sau tai, cạnh xương chũm.+ Vùng dọc theo bờ trước và sau cơ ức- đòn- chũm.+ Vùng dưới hàm, dưới cằm.+ Vùng hố trên đòn và dưới đòn.+ Vùng hố nách.+ Vùng khuỷu tay dọc theo bờ trong cơ nhị đầu.+ Vùng bẹn.- Vùng khoeo chân.Hạch sâu: hạch trung thất, trong ổ bụng, dọc theo động mạch chủ bụng... chỉ pháthiện được bằng các biện pháp cận lâm sàng (X quang, lymphography, CT, siêu âm,cộng hưởng từ...) hoặc mổ thăm dò.2.3. Các tính chất của hạch cần phát hiện qua thăm khám lâm sàng:* Vị trí hạch:+ Hạch vùng sau cơ ức- đòn- chũm: thường là hạch lao...+ Hạch sau tai, xương chũm: di căn K vòm...+ Hạch hố thượng đòn: Hodgkin, lao, di căn K phế quản, K dạ dày (thượng đòntrái)...+ Hạch bẹn: bệnh hoa liễu...* Số lượng hạch:+ Lúc đầu ít hạch, sau nhiều và lan rộng: hạch Hodgkin, u lymphô ác tính non -Hodgkin...+ Hạch nhiều ngay từ đầu: bệnh bạch cầu lymphô cấp , mạn...* Kích thước hạch:- Hạch nhỏ như hạt đỗ xanh: hạch thể tạng...- Hạch to bằng quả nhót, quả qu{t hay to hơn thường là hạch ác tính.* Mật độ hạch:+ Hạch mềm: viêm cấp, lao...+ Hạch nhũn: đang hoá mủ, bã đậu.+ Hạch chắc: bệnh bạch cầu, Hodgkin, non-Hodgkin (NHL)+ Hạch rắn: di căn K.+ Hạch lao: mật độ các hạch không đồng đều, cái thì rắn chắc (vôi hoá, xơ hoá),cái thì mền (viêm lao), cái thì nhũn (bã đậu).* Mức độ di động:+ Hạch di động dễ dàng: hạch viêm mãn, hạch thể tạng, hạch bệnh bạch cầu,Hodgkin, u lymphô ác tính non- Hodgkin...+ Hạch k m di động: do dính vào da (bệnh u lymphô ác tính non - Hodgkin), dodính vào tổ chức dưới da (hạch K di căn, bệnh Hodgkin, u lymphô ác tính nonHodgkin...), do dính vào nhau thành một khối (hạch Hodgkin, u lymphô ác tínhnon- Hodgkin, hạch lao...).* Đau:+ Đau tăng khi sờ nắn (hạch viêm cấp), đau tự nhiên và đau tăng về đêm (hạch áctính, di căn). + Không đau: hạch thể tạng, viêm mãn, bệnh bạch cầu, hạch ác tính thời kz đầu...* Sự biến đổi da phủ ngoài hạch:Chú ý các tính chất: nóng, hồng đỏ (hạch viêm cấp), tím đỏ (bệnh u lymphô ác tínhnon - Hodgkin), loét, lỗ dò, sẹo (lao, giang mai, hạ cam...).* Sự phát triển của hạch:+ Nhanh hay chậm: hạch ác tính thường phát triển nhanh, hạch lành tính thườngphát triển chậm.+ Thành từng đợt hay liên tục: hạch của bệnh Hodgkin thường phát triển thànhtừng đợt kèm theo các triệu chứng toàn thân.+ Mối liên quan với các triêu chứng toàn thân khác như: sốt, gầy sút cân, mồ hôitrộm, ngứa, chảy máu, thiếu máu, gan lách to...2.4. Thao tác khám hạch vùng đầu, cổ:Bệnh nhân ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay ...