Danh mục tài liệu

Index - công cụ tra cứu trực tiếp của sách

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.10 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách thức nào để bạn đọc kiểm soát nội dung cuốn sách, hệ thống các vấn đề, các nội dung trùng lặp nhau để thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh và suy ngẫm về một vấn đề? Đó chính là tạo “Index” cho tài liệu sách, đặc biệt là sách tham khảo và nghiên cứu chuyên ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Index - công cụ tra cứu trực tiếp của sáchIndex - công cụ tra cứu trực tiếp của sáchCách đây hơn 3 năm, thầy dạy chữ Hán Nôm của chúng tôi có ra bài tập viết và bìnhcâu: “Thư trung hữu ngọc”, tức là “Trong sách có ngọc”. Thực vậy, những bậc vĩ nhânhay những người thành đạt nhất đều nói rằng một trong những yếu tố có vai trò quantrọng trong việc phát triển và định hướng tư duy của họ là việc đọc sách.Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI cho thấy sự biến đổi nhanh trên nhiều lĩnh vực,có khá nhiều phương tiện, công nghệ hỗ trợ con người trong nghiên cứu, học tập vàgiải trí… nên việc đọc sách, đến thư viện không còn là lựa chọn đầu tiên và duy nhất.Tại Việt Nam gần đây đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về văn hóa đọc và phát triểnvăn hóa đọc của người Việt. Nguyên nhân của nó có thể là do văn hóa nghe nhìndường như lấn lướt văn hóa đọc, thời gian con người dành cho việc đọc sách cũng íthơn trước. Số lượng sách, các dạng xuất bản phẩm không ở dạng giấy được xuất bản,phát hành ngày một nhiều, điều này dẫn đến không ít độc giả tỏ ra lúng túng trongviệc lựa chọn cách tiếp cận, loại hình xuất bản phẩm cho việc đọc của mình.Vì vậy việc các cán bộ làm công tác biên tập trong nhà xuất bản hay các cán bộ làmcông tác thư viện cần có những định hướng mới trong xuất bản, hay giới thiệu cho bạnđọc của mình cách tiếp cận một cuốn sách, cách đọc, cách khai thác, cách tra cứu nhưthế nào để thấy được “Ngọc trong sách”. Đó chính là cách duy nhất để lôi cuốn bạnđọc, tạo mối quan hệ gắn bó giữa bạn đọc với thư viện, giữa bạn đọc với tài liệu sách.Một nhà văn khi ẩp ủ tác phẩm – đứa con tinh thần của mình, chắc hẳn sẽ có nhiều lờihay, ý đẹp, nghĩa từ sâu xa chứa đựng tâm tư, xúc cảm muốn được truyền đến bạn đọccủa mình. Với nhiều phong cách khác nhau, các nhà văn muốn bạn đọc của mình tiếpcận với những từ, những câu “đắt nhất” đó một cách tự nhiên hoặc bất ngờ, vào thờiđiểm cao trào hay trầm lắng. Thơ xưa có câu: Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuốngvườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em đã có chồng anh tiếc lắmthay. Ở đây, chúng ta thấy rằng hai câu thơ đầu là một hoạt động hết sức bình thườngvới việchái hoa bưởi hay việc hái nụ tầm xuân. Thậm chí đến câu thứ ba, người đọcvẫn chưa thấy cao trào hay ngụ ý của tác giả. Nhưng cho đến câu thơ thứ tư, ngườiđọc dường như hẫng hụt với câu “Em đã có chồng anh tiếc lắm thay”. Thực tế, cáchoạt động ở 4 câu thơ, thậm chí là màu xanh biếc của hoa tầm xuân (mặc dù hoa tầmxuân chỉ có màu hồng nhạt) cũng chưa thể hiện cụ thể sự nhấn mạnh của tác giả,ý “đắt nhất” của tác giả ở đây được chốt lại cuối cùng là “Em có chồng anh tiếc lắmthay”.Đối với một nhà nghiên cứu, trong công trình nghiên cứu khoa học của mình thườngsử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn, thuật ngữ khoa học, cách tiếp cận mới được thểhiện. Và đó cũng chính là những ý tưởng, tư tưởng, tính mới trong nghiên cứu… đượctác giả mong muốn thể hiện, chia sẻ với giới chuyên môn, với người đọc tham khảo vàvới người học. Vậy làm sao để bạn đọc sớm phát hiện ra những ý “đắt nhất” đó? Cáchthức nào để bạn đọc kiểm soát nội dung cuốn sách, hệ thống các vấn đề, các nội dungtrùng lặp nhau để thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh và suy ngẫm về một vấn đề?Việc làm này chỉ có tác giả và các cán bộ là chuyên gia trong công tác biên tập đúngnghĩa của nhà xuất bản mới có thể thực hiện được. Đó chính là tạo “Index” cho tài liệusách, đặc biệt là sách tham khảo và nghiên cứu chuyên ngành.Nhiều chuyên gia, bạn đọc đã chia sẻ kỹ thuật hoặc cách đọc một cuốn sách như [4]:- Đọc bằng mắt, không đọc bằng miệng- Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều- Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc- Đọc với tốc độ biến đổi- Cố gắng hiểu nghĩa cả đoạn văn, không để ý đến từ, câu- Tập đọc nhanh, thâu tóm nhanh cái chủ yếu, vấn đề cơ bản trong sách…Quả thực là rất khó khi thực hiện cùng một lúc các kỹ thuật như trên để đạt được hiệuquả trong quá trình đọc. Thậm chí, nếu có chăng thì nắm được đoạn này, lại mất đoạnkhác… Tuy nhiên, với việc tạo “Index” cho tài liệu sách sẽ giúp người đọc lựa chọnphạm vi nội dung, định hướng việc đọc sách và kiểm soát việc đọc sách của chínhmình.Chắc hẳn chúng ta ít nhiều đã từng đọc một cuốn sách của nước ngoài, đặc biệt là(sách của các nước phát triển) và chúng ta cũng đã xem lướt lời nói đầu, mục lục, tàiliệu tham khảo… trước khi đọc sách. Về cơ bản, sách của nước ngoài cũng giống nhưsách được xuất bản trong nước. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa sách tham khảo, sáchnghiên cứu của nước ngoài với sách tham khảo, nghiên cứu trong nước làphần “Index” ở phía sau danh mục tài liệu tham khảo của sách nước ngoài. Đây là mộttrong những tiêu chí quan trọng khi xuất bản sách tham khảo, nghiên cứu ở các nướcphát triển. Tuy nhiên, “Index”lại được xem là hiện tượng hiếm gặp trong sách của cácnhà xuất bản tại Việt Nam.Vậy, có điểm gì hay trong “Index” của sách nước ngoài? Điểm khác biệt là các tác giảvà người biên t ...