Kế hoạch số 64/KH-UBND về Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTG ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền; Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể các cấp đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế hoạch số: 64/KH-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH HÒA BÌNH Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 64/KHUBND Hòa Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2016
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12/CTTTG NGÀY 28/4/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG
Quán triệt Chỉ thị số 12/CTTTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kế
hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền; Sở, Ban, Ngành, Mặt trận
Tổ quốc và Đoàn thể các cấp đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ
trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong công tác phát hiện, xử lý vụ
việc, vụ án tham nhũng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi
tham nhũng, từng bước đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 12/CTTTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Kế hoạch này phải được tiến
hành nghiêm túc, thường xuyên, gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung
ương, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá
nhân xuất sắc; đồng thời xử lý trường hợp vi phạm, chấn chỉnh sơ hở, thiếu sót trong công tác
quản lý nhà nước để phòng ngừa tham nhũng.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Quán triệt, thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, gắn với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị các cấp phải gương mẫu thực hiện
và chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương
mình (từ quán triệt, triển khai đến việc chủ động tự phát hiện, xử lý vụ việc có dấu hiệu tham
nhũng). Chịu trách nhiệm kỷ luật hành chính hoặc hình sự nếu để tham nhũng xảy ra ở cơ quan,
đơn vị mình mà không chủ động phát hiện, không kiên quyết chỉ đạo xử lý hoặc có hành vi bao
che tham nhũng. Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa
phương là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của người đứng đầu.
2. Chủ động kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng để xử lý hoặc chuyển cơ quan
có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng nể nang, xử lý không
nghiêm túc các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong cơ quan,
đơn vị để khuyến khích mọi người tham gia phát hiện hành vi tham nhũng, đảm bảo công khai,
minh bạch hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện để mọi người tham gia phát
hiện hành vi tham nhũng.
3. Có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành;
phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể; Ban thanh tra nhân dân nhằm kịp thời
phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi
tham nhũng theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng và ban hành quy trình giám định chuẩn trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý
trong năm 2016, nhất là các lĩnh vực mà các vụ án tham nhũng ngày càng có số lượng trưng cầu
giám định tăng lên như: Tài chính, Ngân hàng, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi
trường, trong đó xác định rõ thời gian thực hiện giám định và các quy chuẩn chuyên môn, tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật cụ thể được áp dụng trong quá trình thực hiện giám định đối với từng
loại việc để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định; rà soát, củng cố, tăng cường
về số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên ở những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý
trên cơ sở nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
5. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng để xử lý, kiến
nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ
quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham
nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra. Chú trọng thực hiện công tác xử lý sau thanh tra
nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng, có biện pháp kiên quyết để xử lý các sai
phạm phát hiện sau thanh tra. Kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi hoặc kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền thu hồi tài sản do tham nhũng mà có được phát hiện trong quá trình thanh
tra, xử lý vụ việc tham nhũng. Xử lý nghiêm các cán bộ, công chức có biểu hiện bao che trong
quá trình thanh tra, thiếu kiên quyết trong kết luận thanh tra, xử lý ...
Kế hoạch số: 64/KH-UBND
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 36.50 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế hoạch số 64/KH-UBND Chỉ thị số 12/CT-TT Thủ tướng Chính phủ Vụ án tham nhũng Phát hiện tham nhũng Xử lý tham nhũngTài liệu có liên quan:
-
15 trang 375 0 0
-
Bài giảng Luật phòng, chống tham nhũng
84 trang 126 0 0 -
Tìm hiểu về Luật tổ chức Chính phủ: Phần 2
18 trang 116 0 0 -
3 trang 60 0 0
-
3 trang 57 0 0
-
2 trang 52 0 0
-
2 trang 47 0 0
-
10 trang 46 0 0
-
Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5
5 trang 46 0 0 -
Quyết định số 1396/2021/QĐ-BTP
12 trang 43 0 0