
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần)_7
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần)_7 Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IVXÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNHII. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI “CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU”Từ thế kỷ XI, nước Đại Việt đã có quân đội chính quy, biểu hiện trêncác mặt tổ chức, chỉ huy, trang bị, huấn luyện và sức chiến đấu. Triềuđình nhà Lý thường xuyên chú ý xây dựng quân đội mạnh như mongmuốn của vua Lý Nhân Tông: “nên sửa sang võ bị đề phòng việc bấtngờ”. Đến thế kỷ XIII, để chống lại các thế lực ngoại xâm lớn mạnh,nhà Trần càng chăm lo củng cố tiềm lực đất nước, trong đó chú trọngnâng cao sức chiến đấu của quân đột quốc gia. Đầu năm 1287 đấtnước chuẩn bị bước vào cuộc đọ sức quyết liệt lần thứ ba với quânNguyên - Mông, trong triều đình nhà Trần có một số đại thần xin tăngquân số để chống giặc, Trần Quốc Tuấn lúc đó là Quốc công tiết chế -tổng chỉ huy quân đội - đã bác lời đề nghị trên và nói rằng: “Quân cốttinh không cốt nhiều, dù đến như Bồ Kiên có một trăm vạn quân cólàm được gì đâu”1. Nhà vua và cả triều đình đã chấp thuận ý kiến củaông. Quan điểm “quân cốt tinh” là một quan điểm chiến lược được đúckết từ thực tiễn lịch sử đất nước, từ quá trình xây dựng lực lượng vàtiến hành chiến tranh giữ nước trong các thế kỷ trước, cũng như trongthế kỷ XIII, khi Trần Quốc Tuấn trực tiếp lãnh đạo quân đội nhà Trầnxây dựng và chiến đấu chống ngoại xâm.Tại sao tổ tiên ta từ sớm đã có quan điểm “quân cốt tinh” và thực tếlịch sử đã thể hiện như thế nào?Sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh, đến năm 938 với chiến thắng BạchĐằng lịch sử, nhân dân ta đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhàNam Hán, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên Đại Việt, độc lập tự chủ.Nhưng đến đây chưa phải đã kết thúc cuộc đụng đầu giữa dân tộc tavới chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Chiến tranh xâm lược từ phươngBắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các đế chế phong kiến phương Bắcthường xuyên dòm ngó và mưu toan tìm cơ hội thôn tính đất Việt.Tình hình đó đòi hỏi những người lãnh đạo quốc gia phải có phươnglược thích hợp nhằm xây dựng thế nước, chú ý quốc phòng, coi việcgiữ nước luôn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất.Tuy nhiên, trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quáchênh lệch, cách đánh của tổ tiên ta ngay từ đầu là lấy yếu chốngmạnh, lấy ít địch nhiều. Vì vậy bên cạnh yêu cầu có một nghệ thuậtquân sự giỏi, nghệ thuật quân sự của chiến tranh toàn dân, còn yêucầu chất lượng cao trong tổ chức quân đội, trong từng đơn vị và ở mỗimột người lính. Mặt khác, ở nước ta công cuộc dựng nước và giữ nướcluôn luôn đi đôi với nhau. Cùng với nhiệm vụ xây dựng kinh tế, còn cónhiệm vụ xây dựng quân đội sao cho đỡ phần chi phí tốn kém, ít ảnhhưởng đến sản xuất. Chính vì vậy, bớt phần số lượng, nâng cao chấtlượng quân đội là một yêu cầu quan trọng. Nhưng cả hai yếu tố sốlượng và chất lượng đều cần để tạo nên sức mạnh quân đội trongchiến tranh. Cho nên ở hoàn cảnh nước ta, phải có phương thức xâydựng quân đội làm sao lúc hòa bình, quân thường trực có số lượngvừa đủ mà chất lượng cao, lại có quân dự bị hùng hậu, được huấnluyện tốt, để khi chiến tranh xảy ra, nhà nước có thể nhanh chónghuy động được số quân đông, đủ sức đánh thắng quân thù. Đó là bàitoán chiến lược, những lý do mà cha ông ta từ sớm đã thường xuyênquan tâm xây dựng quân đội có chất lượng tốt.Sức mạnh quân đội trước hết biểu hiện trên lĩnh vực tổ chức. Thời Lý -Trần, tổ tiên ta không ngừng kiện toàn cơ cấu tổ chức quân đội, chútrọng xây dựng quân thường trực chính quy có biên chế tổ chức hợplý, gọn nhẹ.Về tổ chức, đã phân định rõ quân triều đình và quân các lộ, phủ (tứcquân trung ương và quân địa phương). Ở trung ương có Cấm quânbảo vệ vua, triều đình và kinh đô Thăng Long; có Sương quân canhgiữ các cửa thành và là lực lượng cơ động. Ở địa phương có quân cáclộ, phủ canh giữ bảo vệ các nẻo miền đất nước. Khi có chiến tranh tấtcả chịu sự điều động và chỉ huy thống nhất của triều đình. Nhà nướcđã quy định tổ chức biên chế quân ngũ thành các đơn vị như tướng,vệquân, đô, đội, ngũ, v.v… Chẳng hạn thời Lý, Cấm vệ có 10 quân, mỗiquân 200 người; thời Trần Thái Tông biên chế “mỗi quân có 30 đô,mỗi đô có 80 người”, v.v…Quân đội quốc gia từng bước được chuyên hóa thành các binh vàquân, như lục quân và thủy quân. Trong lục quân có bộ binh, kỵ binhvà tượng binh. Nhưng do đặc điểm đất nước, tổ chức quân đội ĐạiViệt có những nét khác với quân đội các nước khác đương thời. Lúc đóở châu Âu, người ta đua nhau hiệp sĩ hóa, kỵ sĩ hóa quân đội. Họthành lập những đạo kỵ binh nặng, những đạo quân “giam mình trongvỏ thép”2. Một số nước ở châu Á như Mông Cổ lại chủ yếu phát triển“khinh kỵ binh” tức là kỵ binh nhẹ. Còn bộ binh hầu như bị lãng quên,“người ta coi bộ binh là một thứ hàng kém phẩm chất, cố gắng bố trínó ở xa nơi chiến đấu và chỉ sử dụng nó để đồn trú mà thôi”3. Ở trungQuốc, cùng với việc phát triển kỵ binh vẫn duy trì phát triển bộ binhvới chủ trương lấy mười bộ binh để chống lại một kỵ binh địch.Trái lại, Ở Đại Việt không coi kỵ binh là binh chủng chủ yếu như ởchâu Âu hay Mông Cổ, không chủ trương phát triển kỵ binh để chốnglại kỵ binh giặc như quan điểm của một số nhà quân sự thế giới đươngthời. Tổ tiên ta vẫn coi bộ binh là loại binh chủ yếu, đổng thời pháthuy truyền thống anh hùng của nó trong giáp chiến, phục kích, tậpkích và tạo thời lập thế đánh giặc. Bên cạnh bộ binh có tượng binh vàkỵ binh, tuy bấy giờ chưa được chuyên hóa, phát triển thành binhchủng độc lập, song những đội kỵ binh và voi chiến phối thuộc bao giờcũng chiến đấu hợp đồng có hiệu quả với bộ binh. Voi chiến, với ưuthế của nó, trở thành nỗi kinh hoàng của quân xâm lược mỗi lần gặpphải. Thời Lý, đã sử dụng voi đánh công thành Ung Châu, đánh chặnquân Tống ở ải Quyết Lý (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác. Thời Trần, voichiến đã tham gia các trận Bình Lệ Nguyên, Nội Bàng, Vạn Kiếp, v.v…Voi uy hiếp, giẫm nát bộ bi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án lịch sử bài giảng lịch sử lịch sử THPT lịch sử Việt Nam tài liệu lịch sửTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử 8 (Trọn bộ cả năm)
272 trang 248 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
173 trang 165 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 111 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
69 trang 95 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 66 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 63 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
11 trang 55 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 52 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 (Trọn bộ cả năm)
308 trang 50 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
26 trang 48 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 47 0 0 -
Bài giảng môn Lịch sử lớp 12 bài 7: Tây Âu
15 trang 47 0 0 -
183 trang 45 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
212 trang 45 0 0 -
4 trang 45 0 0