
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_9
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_9 Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IVXÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH III. NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNHViệc binh là việc cốt yếu của mỗi một quốc gia. Nhà nước nào cũngphải xây dựng quân đội mạnh để phòng bị lúc hòa bình, chiến đấu lúccó giặc. Trong chiến tranh, sức mạnh quân đội được tạo nên trước hếtdo hai yếu tố số lượng và chất lượng. Ở một đất nước mà hai nhiệmvụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn liền với nhau thì điều quantrọng là làm sao vừa phải đảm bảo nguồn của cải và sức lực để xâydựng đất nước, không thể duy trì số quân đông nhưng vẫn phải nângcao chất lượng quân đội, vừa có một lực lượng dự bị hùng hậu đãđược rèn luyện tốt sẵn sàng được huy động lúc cần thiết. Tổ tiên tathời Lý - Trần đã giải quyết vấn đề trên một cánh vô cùng sáng tạo vàlinh hoạt với chính sách “ngụ binh ư nông”.“Ngụ binh ư nông” là gửi binh ở nông. “Binh” có nghĩa là binh lính, làquân sự, là chiến tranh. “Nông” có nghĩa là nông dân, là nông thôn, lànông nghiệp. Đây là chính sách lớn, một quốc sách về xây dựng lựclượng vũ trang thời bình chuẩn bị cho thời chiến, một phương thứcxây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước. Chính sách ngụ binhư nông gồm những quy chế về quân biên sổ và quân chia phiên.Nhà nước tiến hành lập sổ hộ tịch để quản lý nhân đinh. Những đinhnam khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành đều có nghĩa vụ quân dịch,được ghi tên vào cuốn sổ bìa vàng mà thời Lý gọi là Sổ hoàng nam,thời Trần gọi là Sổ quân. Hàng năm, chính quyền “chiếu sổ chọnnhững đinh tráng sung vào quân ngũ” theo yêu cầu, số còn lại ở nhàsản xuất, tham gia dân binh, sẵn sàng nhập ngũ khi cần thiết.Đối với quân thường trực, nhà nước quy định chế độ “chia phiên”. Khiđất nước không có giặc uy hiếp, thì trừ Cấm quân phải thường xuyêntúc trực để bảo vệ kinh đô, bảo vệ vua và triều đình, còn các quânkhác như Sương quân và quân các lộ được chia thành nhiều phiên,theo định kỳ một bộ phận thường trực tại ngũ, luyện tập và canhphòng, một bộ phận trở về sản xuất tự túc thời hạn tùy theo từng thờikỳ. Khi có chiến tranh tất cả trở lại quân ngũ theo đơn vị đã định và lệthuộc vào các tướng.Xét về mặt xây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước, việc lậphộ tịch và kiểm kê nhân đinh là một cơ sở để nhà nước định quânhạng. Theo lệ, hằng năm vào mùa xuân, các xã lập sổ hộ xã mình, kêkhai số dân chia thành nhiều hạng: tông thất (người họ hàng nhàvua), các quan (gồm quan văn, quan võ và quan theo hầu), quânnhân, tăng đạo, hoàng nam (từ 18 tuổi đến 60 tuổi), long não (ngườigià yếu), bất cụ (người tàn tật), người xiêu tán, v.v... Sách Lịch triềuhiến chương loại chí viết: “Buổi đầu nhà Trần làm sổ hộ cứ hằng nămlàm kế tiếp, phép làm rất rõ và kỹ, vì là noi theo phép cũ của nhà Lýnên như vậy”1.Tất cả đinh nam khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành được ghi vào sổ,phân thành hai hạng: hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi) và đại nam(từ 20 tuổi trở lên). Đó là nguồn nhân lực trong các địa phương đểhuy động sai dịch và quân dịch.Bằng biện pháp này, nhà nước đã đặt tất cả các đinh tráng vào diệnchịu binh dịch và dựa vào đó để tiến hành tuyển quân thời bình, độngviên thời chiến. Tuy nhiên, lúc hòa bình, nhà nước chỉ tuyển chọn mộtsố đinh tráng nhất định sung vào quân ngũ, số còn lại vẫn được ghitên trong sổ hoàng nam hoặc số quân.Năm 1083, Lý Nhân Tông duyệt hoàng nam, định làm ba bậc, rồi chotuyển những hoàng nam khỏe mạnh làm lính. Năm 1146, Lý AnhTông lệnh cho các quan. các quản giáp và chủ đô, khi tuyển quân phảichọn người ở hộ đông người, không lấy con nhà cô độc. Theo PhanHuy Chú, “đại ước người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, ngườihạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn, lâu chóng cólẽ không nhất định”2.Sang thế kỷ XIII, nhà Trần kế thừa quy chế tuyển lính nhà Lý. Triềuđình quy định: “Người có quan tước, con cháu được thừa ấn mới đượcvào làm quan, người khỏe mạnh mà không có quan tước thì sungquân, đời đời làm lính”3. Tháng 2 năm Bính Ngọ (1246) vua Trần TháiTông định quân ngũ, chọn người khỏe mạnh làm Cấm quân. Tháng 2-1261, Trần Thánh Tông cho chọn dân đinh khỏe mạnh ở các lộ sunglàm lính triều đình, thứ đến sung làm quân sắc dịch ở các sảnh việnvà quân ở các lộ... Theo sách An Nam chí lược: “Việc lấy quân khôngcó số nhất định; chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy”4.Theo quy chế thời Lý, trong quân thường trực, trừ Cấm quân phảithường xuyên túc trực bảo vệ kinh thành và được cấp lương, còn cácloại quân khác như lính canh gác các cổng thành, quân tạp dịch vàquân các lộ đều thay phiên tái ngũ hay về sản xuất. Trong sách Việtsử tiêu án, sau khi dẫn sự kiện vua Lý Thánh Tông định quân hiệu,Ngô Thì Sỹ viết: “Chế độ binh lính của nhà Lý... mỗi tháng lên cơ ngũmột lần gọi là đi canh, hết hạn canh lại về làm ruộng, quân khôngphải cấp lương... không có phí tổn nuôi lính mà có công hiệu dùng sứclính: cũng là một chế độ hay”5. Ông lại viết trong sách Đại Việt sử kýnhư sau: “Binh chế buổi đầu nhà Lý… Lấy Thân quân làm trọng gọi làCấm quân... Ngoài ra có 9 quân như Sương quân, để sai khiến mọiviệc; mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho vềnhà cày cấy, làm công nghệ tự cấp, không được cấp lương. Khi chinhphạt sẽ được gọi ra cho lệ thuộc vào các tướng. Nếu quân này khôngđủ thì chiếu sổ gọi ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng... Điềucốt yếu của việc kháng Tống bình Chiêm, chinh phạt thắng lợi là do từbinh chế này. Nuôi binh không tốn kém, dụng binh có hiệu quả, đócũng là chế độ hay của một đời”6. Khi nghiên cứu về binh chế thời Lý,Phan Huy Chú viết: “Đời Lý, Cấm quân mỗi năm cấp 10 bó lúa, mồng7 tháng Giêng, khai hạ, cấp mỗi người ba tiền và vải một tấm... Cònngoại binh thì không có lương, cứ luân phiên đến canh, hết canh chovề nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp”7.Nhà Trần tiếp tục duy trì chế độ chia phiên cho quân lính về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án lịch sử bài giảng lịch sử lịch sử THPT lịch sử Việt Nam tài liệu lịch sửTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử 8 (Trọn bộ cả năm)
272 trang 248 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
173 trang 165 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 111 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
69 trang 95 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 65 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 63 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
11 trang 55 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 52 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 (Trọn bộ cả năm)
308 trang 50 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
26 trang 48 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 47 0 0 -
Bài giảng môn Lịch sử lớp 12 bài 7: Tây Âu
15 trang 47 0 0 -
183 trang 45 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
212 trang 45 0 0 -
4 trang 45 0 0