
Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại Nghiên Cứu & Trao Đổi Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại ThS. Phạm Quang Huy Trường Đại học Kinh tế TP.HCM T rong những năm gần đây, VN đã đạt được nhiều thành công và đổi mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những thành công ấy có những thành tựu về tài chính của khu vực chính phủ. Từ năm 2006, VN đã triển khai việc áp dụng mô hình quản trị tài chính công (PFM). Cho đến nay, việc cải cách đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những điều chưa rõ ràng và nhất quán. Bài viết nhằm mục tiêu khái quát hóa lại lý thuyết về quản trị tài chính công trên thế giới, mô hình truyền thống mà VN đã áp dụng cùng với quy trình quản trị mới được các tổ chức đề xuất áp dụng trong giai đoạn hiện đại, đồng thời qua đây sẽ thấy được 3 mục tiêu, 5 nguyên tắc và 11 nội dung mà quản trị tài chính phải thực hiện để đem lại sự hiệu quả cho quá trình thực hiện của kế toán quốc gia. Từ khóa: Kế toán công, quản trị tài chính công, minh bạch, mô hình PFM. 1. Tính cấp thiết của vấn đề Giai đoạn 2011-2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ lạm phát quay trở lại, bất ổn vĩ mô toàn cầu đã và đang tác động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế VN với điều kiện kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, tỷ giá chưa ổn định cũng như lạm phát tăng cao (Nguyễn, 2012). Từ thực tiễn trong các diễn biến của nền kinh tế và các chính sách, giải pháp của VN đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong và sau giai đoạn khủng hoảng. Suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế ở VN cũng là cơ hội để thấy rõ hơn những khiếm khuyết trong cơ cấu kinh tế, trong đầu tư và trong 52 chính sách tài chính đang là cản trở phát triển kinh tế bền vững (Trần, 2012). Trong thời gian qua, kinh tế VN phát triển dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, trong khi hiệu quả lại thấp. Cần phải thấy rằng, đây là thời điểm tốt để VN tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nền tài chính quốc gia nói riêng ngay sau khi VN từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm kinh tế (Dũng, 2012). Định hướng cho tái cấu trúc trong hệ thống tài chính của một quốc gia là thực hiện nhiệm vụ đổi mới mô hình phát triển, hướng tới năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ, làm cho thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế một quốc gia, giúp tăng cường PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013 mạnh mẽ, hiệu quả và sức cạnh tranh cao (Mwansa, 2005). Từ đó, tài chính công được xem là vấn đề đầu tiên và được đánh giá là khá quan trọng trong việc cải cách để đem lại sự minh bạch hơn, rõ ràng hơn và hiệu quả hơn cho sự phát triển ở nước ta trong thời gian tới đây. 2. Kế toán công với việc quản trị tài chính Có thể nhận định rằng để kế toán công thật sự là một công cụ hiệu quả trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình ngân sách của một quốc gia, đầu tiên chính phủ các nước cần có cho mình một quy định thật chặt chẽ trong khâu kiểm soát và quản lý tài chính khu vực công. Nếu như việc quản trị này đạt kết quả tốt, thống Nghiên Cứu & Trao Đổi nhất và đồng bộ thì thông tin của kế toán cung cấp sẽ đem lại cho người sử dụng tính hữu ích cao trong việc căn cứ để ra quyết định. Từ đó, để việc quản trị tài chính công trở thành một hệ thống chất lượng thì khi thiết kế hay thi hành cần chú ý đến những vấn đề cần phải cân nhắc như sau: - Mô hình trách nhiệm của nhà lãnh đạo. - Tối đa hóa giá trị của nguồn lực quốc gia. - Lập kế hoạch chiến lược. - Lập dự toán dựa trên cơ sở hoạt động. - Lập dự toán giữa niên độ. - Trách nhiệm giải trình. - Độ minh bạch trong chính sách tài khóa. - Kế toán trên cơ sở dồn tích. - Kiểm toán nội bộ hiệu quả. - Kiểm toán độc lập với một phạm vi rộng. Đây là 11 công việc mà mô hình quản trị công cần phải đảm bảo để nó bảo đảm là một chính sách cho kế toán làm cơ sở chi việc thu thập, ghi nhận, xử lý và thiết kế báo cáo. Từ đây, phần tiếp theo sẽ cung cấp khuôn mẫu lý thuyết của việc quản trị tài chính công và đề xuất quy trình kiểm soát trên thực tế (ADB, 2008). 3. Quản trị tài chính công: mô hình truyền thống và mô hình hiện đại Theo Khuôn mẫu lý thuyết chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2009), quản trị tài chính công (Public Financial Management PFM) được hiểu là một quá trình thực hiện nhằm cung cấp những cách thức để sử dụng các nguồn lực công một cách hiệu quả và có thể giải trình ngân sách khi cần thiết, đồng thời giúp duy trì kỷ luật tài chính của một quốc gia. Theo khái niệm trên, kỷ luật tài chính được hiểu đó chính là cách kiểm soát ngân sách hiệu quả bằng việc thiết lập các mức trần về chi tiêu công của chính phủ. Nó đặt ra yêu cầu kiểm soát chi tiêu theo phương diện tổng thể, và nếu không có kỷ luật về tài chính thì sẽ không đạt được sự hữu hiệu và thực hiện các ưu tiên về chính sách và chương trình. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2010), quản trị tài chính trong khu vực công được định nghĩa bao gồm tổng thể các quyết định và các hoạt động khác nhau liên quan đến quá trình quản trị được đưa ra bởi nhà lãnh đạo tài chính trong đơn vị công mà những điều này có ảnh hưởng đến việc kiểm soát và tận dụng tối đa giá trị của nguồn lực tài chính bị giới hạn để có thể đạt được các đầu ra theo yêu cầu chung. Còn theo Ngân hàng Thế giới (2006), tổ chức này mô tả việc quản trị tài chính công tại các quốc gia chính là bao gồm nhiều bộ phận có liên quan đến công việc lập ngân sách, hạch toán kế toán, kiểm soát nội bộ, dòng tiền trong ngân sách, lập báo cáo tài chính đơn vị công và báo cáo kiểm toán đối với những tổ chức công mà nhận được, thụ hưởng và sử dụng những khoản kinh phí từ ngân sách. Như vậy, đến thời điểm hiện nay thì trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chính thức và cuối cùng về hệ thống PFM (David, 2002). Tựu trung, trong các quan niệm trên thì việc quản trị tài chính công đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán khu vực công Kế toán công Chu trình quản trị tài chính công hiện đại Chu trình quản trị tài chính công Quản trị tài chính công hiện đại Quản trị tài chính công Mô hình PFMTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Chuẩn mực kế toán công quốc tế - Chương 1: Khái quát về chuẩn mực kế toán công quốc tế
25 trang 210 0 0 -
15 trang 86 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp công tại Đà Lạt
8 trang 65 0 0 -
Bài giảng Kế toán công: Chuyên đề 1 - TS. Đỗ Huyền Trang
13 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kế toán công: Phần 2
125 trang 30 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Kế toán công
39 trang 30 0 0 -
Bài giảng Kế toán công 3 - Chương 2: Kế toán quỹ bảo hiểm xã hội
24 trang 29 0 0 -
11 trang 28 0 0
-
Bài giảng Kế toán công 2 - Chương 2: Kế toán tài sản tại Kho bạc Nhà nước
19 trang 27 0 0 -
Báo cáo Quan hệ đối tác đưa ra thành quả
101 trang 25 0 0 -
Bài giảng Thực hành kế toán công
183 trang 23 0 0 -
Bài giảng Kế toán công: Chuyên đề 3 - TS. Đỗ Huyền Trang
35 trang 23 0 0 -
Trao đổi về kế toán nông nghiệp trong khu vực công
7 trang 22 0 0 -
Bài giảng Kế toán công: Chương 1 - GVC.TS. Nguyễn Thị Phương Dung
25 trang 22 0 0 -
Bài giảng Kế toán công 1 - Chương 8: Kế toán các khoản chi, kết chuyển cuối kỳ
87 trang 22 0 0 -
Bài giảng Kế toán công: Phần 1
158 trang 22 0 0 -
21 trang 22 0 0
-
Bài giảng Kế toán công - ĐH Ngân hàng TP.HCM
68 trang 22 0 0 -
Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán công
9 trang 21 0 0 -
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của các đơn vị khu vực công
4 trang 20 0 0