
Kết nối các sự kiện
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết nối các sự kiện Kết nối các sựkiện“Kết nối các sự kiện”Created by RDVN Team in The Rich Adventure.Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốtnghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấnđộng lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở các báogiáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet.Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốcđiều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer và xưởngsản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio. Tôi bỏ họcở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanhquanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi.Tại sao tôi lại chọn bỏ học? Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chàođời. Mẹ đẻ của tôi là một SV trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưachồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bàtin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôivà đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luậtsư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn cócon gái.Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờđợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bétrai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?”Họ vui mừng đồng ý ngay. Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôichưa bao giờ tốt nghiệp ĐH, thậm chí cha tôi còn chưa tốtnghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi vàchỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào ĐH.17 năm sau, tôi vào ĐH thật.Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang vớiStanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những ngườilao động chân tay, đổ vào trả tiền học. Sau sáu tháng, tôithấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mìnhmuốn làm gì và cũng không biết trường ĐH sẽ giúp mìnhnhư thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây, tiêu tốn những đồngtiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được.Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thuxếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại,tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình.Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộcmà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vịhơn.Tôi không được ở KTX, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng cácbạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ănmột bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thậtsự thích cuộc sống đó. Và chính những gì đã xem, nghe,thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ…lúc đóđã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.ĐH Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ làđỉnh nhất trong cả nước. Mọi mẫu chữ trên các poster, biểnhiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế rất đẹp. Lúcấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắtbuộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuậtđể tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các mẫuchữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa cácmẫu chữ, về các phương cách làm cho kiểu in (typography).Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịchsử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay. Những thứviển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nàocho cuộc đời tôi.Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tínhMacintosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hếtkiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếcmáy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp. Nếu tôi đã không bướcchân vào lớp học thiết kế chữ hồi ĐH, chiếc Mac bây giờ sẽkhông bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ cókhoảng cách đều nhau như thế này.Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thếgiới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac).Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kếchữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có đượcnhững mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay.Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kếtnối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm saunhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng. Dĩ nhiên, các bạn không thểkết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm nhưvậy khi ta nhìn lại một quãng đường.Vì vậy, các bạn phải tin tưởng rằng các hành vi, sự kiện củahiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai.Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó - linh tính, số phận,cuộc đời, thuyết nhân quả…bất kỳ cái gì. Lối suy nghĩ nàychưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó đã tạo nên tấtcả những khác biệt trong cuộc đời mình. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật sống cách nhìn về cuộc sống cách sống tốt nghệ thuật làm người hạt giống tâm hồn câu chuyện về cuộc sốngTài liệu có liên quan:
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 268 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 243 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 236 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 234 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 232 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 231 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 228 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 213 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 209 0 0 -
10 Doanh nghiệp ‘khủng' do phái đẹp đặt nền móng
9 trang 145 0 0 -
DÙNG BINH PHÁP TÔN TỬ ĐỂ CHINH PHỤC PHÁI YẾU
7 trang 134 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.3)
40 trang 129 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 128 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.1)
40 trang 125 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.2)
54 trang 120 0 0 -
Truyền đạt, truyền lửa, truyền thành công!
5 trang 114 0 0 -
7 trang 110 0 0
-
Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công
14 trang 101 0 0 -
4 trang 73 0 0
-
3 cách nâng cao độ nổi tiếng trong công sở
4 trang 68 0 0