Kết quả điều tra các loài chim bị săn bắt, buôn bán trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 582.71 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu thực trạng săn bắt và buôn bán các loài chim là yêu cầu cần thiết, hướng tới sự kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo tồn các loài chim hoang dã ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều tra các loài chim bị săn bắt, buôn bán trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh HóaH. N. Thảo, C. T. Hằng / Kết quả điều tra các loài chim bị săn bắt, buôn bán trên địa bàn… KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CHIM BỊ SĂN BẮT, BUÔN BÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA Hoàng Ngọc Thảo (1), Cao Thị Hằng (2) 1 Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa 2 Trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa Ngày nhận bài 12/5/2019, ngày nhận đăng 23/7/2019 Tóm tắt: Kết quả điều tra khảo sát từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019 ở 6 điểm buôn bán và các chợ thuộc các xã Ninh Hải, Hải Thượng, Hải Hòa, thị trấn Tĩnh Gia (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đã ghi nhận được 37 loài chim thuộc 18 họ, 10 bộ, trong đó có 27 loài được sử dụng để nuôi làm cảnh, 11 loài làm thực phẩm, 2 loài làm chim phóng sinh. Các loài bị buôn bán để nuôi làm cảnh chủ yếu thuộc họ Khướu (Timaliidae), họ Sáo (Turnidae) và họ Ưng (Accipitridae); các loài được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu thuộc họ Diệc (Ardeidae). Điều đáng chú ý là trong số các loài bị buôn bán ở địa phương, có nhiều loài thuộc danh mục các loài quý, hiếm, có giá trị bảo tồn: Một loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam [1], một loài trong Danh lục Đỏ IUCN [7], 13 loài trong Phụ lục IIB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [8]. Từ khóa: Chim; săn bắt; buôn bán; Tĩnh Gia; Thanh Hóa. 1. Mở đầu Huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) là vùng đất có sự đa dạng về cảnh quan, môitrường sống, bao gồm nhiều hệ sinh thái như rừng núi đất, rừng trồng, sông ngòi, rừngngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp… Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địavà các loài chim di cư theo mùa. Vấn đề đang đặt ra hiện nay là các hoạt động mua báncác loài chim nuôi làm cảnh, chim ăn thịt thường xuyên diễn ra trên địa bàn huyện TĩnhGia, đặc biệt là dọc theo 40 km đường quốc lộ 1A... Thực tế quan sát trong những nămgần đây cho thấy, với tập quán ẩm thực, thú chơi chim cảnh… của người dân ngày càngtăng, số lượng chim bày bán rất đa dạng, có thể gặp ở nhiều nơi từ trong thôn xóm chođến những nơi cư dân đông đúc. Điều này làm cho số lượng các loài chim, trong đó có cảnhững loài quý, hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, bị giảm sút ngày càng nghiêmtrọng. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay trong bảo tồn các loài động vật nói chung cũngnhư các loài chim hoang dã nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng săn bắtvà buôn bán các loài chim là yêu cầu cần thiết, hướng tới sự kiểm soát chặt chẽ nhằm bảotồn các loài chim hoang dã ở địa phương. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về hiện trạng buôn bán chim đã được thực hiệnbởi các tổ chức bảo tồn như ENV, Traffic. Năm 2016, khảo sát của Eaton và cs. tại 52cửa hàng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 8.047 cá thể chimthuộc 115 loài bị bày bán. Nghiên cứu của Nguyễn Cử và cs. đã xác định 46 loài chim bịsăn bắt, mua bán thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, nghiên cứu theohướng này ở tỉnh Thanh Hóa còn chưa nhiều. Bài viết này cung cấp dẫn liệu điều tra về hoạt động buôn bán và nhu cầu sử dụngcác loài chim hoang dã trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.Email: hoangngocthao@hdu.edu.vn (H. N. Thảo)60Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3A/2019, tr. 60-67 2. Phương pháp nghiên cứu - Địa điểm, thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng4/2019 tại 6 điểm mua bán chim ở các xã Ninh Hải (3 điểm), Hải Thượng (1 điểm), HảiHòa (1 điểm), Thị trấn Tĩnh Gia (1 điểm) thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trongquá trình điều tra, các thông tin về số lượng buôn bán các loài được chủ các cơ sở cungcấp. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề liên quan nên trong nghiên cứu này chúng tôi không nêucác điểm thu mua cụ thể ở địa phương. - Thu thập thông tin các loài: + Sử dụng phương pháp phỏng vấn: tại các điểm buôn bán chim, chúng tôi tiếnhành phỏng vấn thu thập các thông tin cần thiết về các loài chim bị săn bắt và buôn bántheo mẫu phiếu điều tra. Các thông tin chính bao gồm: tên loài (tên địa phương); mụcđích sử dụng; mùa xuất hiện trong năm; số cá thể mua và bán theo các tháng); giá bán;tình trạng suy giảm và nguyên nhân; nguồn gốc các cá thể buôn bán. Mỗi loài được ghichép thông tin, chụp ảnh. + Thu thập thông tin loài tại các điểm buôn bán chim ở các chợ trong vùngnghiên cứu: xác định số lượng cá thể các loài, chụp ảnh mẫu vật, xác định nguồn gốcthông qua phỏng vấn người buôn bán. - Nhận dạng các loài chim theo các tài liệu: Chim Việt Nam của Nguyễ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều tra các loài chim bị săn bắt, buôn bán trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh HóaH. N. Thảo, C. T. Hằng / Kết quả điều tra các loài chim bị săn bắt, buôn bán trên địa bàn… KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CHIM BỊ SĂN BẮT, BUÔN BÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA Hoàng Ngọc Thảo (1), Cao Thị Hằng (2) 1 Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa 2 Trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa Ngày nhận bài 12/5/2019, ngày nhận đăng 23/7/2019 Tóm tắt: Kết quả điều tra khảo sát từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019 ở 6 điểm buôn bán và các chợ thuộc các xã Ninh Hải, Hải Thượng, Hải Hòa, thị trấn Tĩnh Gia (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đã ghi nhận được 37 loài chim thuộc 18 họ, 10 bộ, trong đó có 27 loài được sử dụng để nuôi làm cảnh, 11 loài làm thực phẩm, 2 loài làm chim phóng sinh. Các loài bị buôn bán để nuôi làm cảnh chủ yếu thuộc họ Khướu (Timaliidae), họ Sáo (Turnidae) và họ Ưng (Accipitridae); các loài được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu thuộc họ Diệc (Ardeidae). Điều đáng chú ý là trong số các loài bị buôn bán ở địa phương, có nhiều loài thuộc danh mục các loài quý, hiếm, có giá trị bảo tồn: Một loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam [1], một loài trong Danh lục Đỏ IUCN [7], 13 loài trong Phụ lục IIB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [8]. Từ khóa: Chim; săn bắt; buôn bán; Tĩnh Gia; Thanh Hóa. 1. Mở đầu Huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) là vùng đất có sự đa dạng về cảnh quan, môitrường sống, bao gồm nhiều hệ sinh thái như rừng núi đất, rừng trồng, sông ngòi, rừngngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp… Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địavà các loài chim di cư theo mùa. Vấn đề đang đặt ra hiện nay là các hoạt động mua báncác loài chim nuôi làm cảnh, chim ăn thịt thường xuyên diễn ra trên địa bàn huyện TĩnhGia, đặc biệt là dọc theo 40 km đường quốc lộ 1A... Thực tế quan sát trong những nămgần đây cho thấy, với tập quán ẩm thực, thú chơi chim cảnh… của người dân ngày càngtăng, số lượng chim bày bán rất đa dạng, có thể gặp ở nhiều nơi từ trong thôn xóm chođến những nơi cư dân đông đúc. Điều này làm cho số lượng các loài chim, trong đó có cảnhững loài quý, hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, bị giảm sút ngày càng nghiêmtrọng. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay trong bảo tồn các loài động vật nói chung cũngnhư các loài chim hoang dã nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng săn bắtvà buôn bán các loài chim là yêu cầu cần thiết, hướng tới sự kiểm soát chặt chẽ nhằm bảotồn các loài chim hoang dã ở địa phương. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về hiện trạng buôn bán chim đã được thực hiệnbởi các tổ chức bảo tồn như ENV, Traffic. Năm 2016, khảo sát của Eaton và cs. tại 52cửa hàng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 8.047 cá thể chimthuộc 115 loài bị bày bán. Nghiên cứu của Nguyễn Cử và cs. đã xác định 46 loài chim bịsăn bắt, mua bán thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, nghiên cứu theohướng này ở tỉnh Thanh Hóa còn chưa nhiều. Bài viết này cung cấp dẫn liệu điều tra về hoạt động buôn bán và nhu cầu sử dụngcác loài chim hoang dã trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.Email: hoangngocthao@hdu.edu.vn (H. N. Thảo)60Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3A/2019, tr. 60-67 2. Phương pháp nghiên cứu - Địa điểm, thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng4/2019 tại 6 điểm mua bán chim ở các xã Ninh Hải (3 điểm), Hải Thượng (1 điểm), HảiHòa (1 điểm), Thị trấn Tĩnh Gia (1 điểm) thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trongquá trình điều tra, các thông tin về số lượng buôn bán các loài được chủ các cơ sở cungcấp. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề liên quan nên trong nghiên cứu này chúng tôi không nêucác điểm thu mua cụ thể ở địa phương. - Thu thập thông tin các loài: + Sử dụng phương pháp phỏng vấn: tại các điểm buôn bán chim, chúng tôi tiếnhành phỏng vấn thu thập các thông tin cần thiết về các loài chim bị săn bắt và buôn bántheo mẫu phiếu điều tra. Các thông tin chính bao gồm: tên loài (tên địa phương); mụcđích sử dụng; mùa xuất hiện trong năm; số cá thể mua và bán theo các tháng); giá bán;tình trạng suy giảm và nguyên nhân; nguồn gốc các cá thể buôn bán. Mỗi loài được ghichép thông tin, chụp ảnh. + Thu thập thông tin loài tại các điểm buôn bán chim ở các chợ trong vùngnghiên cứu: xác định số lượng cá thể các loài, chụp ảnh mẫu vật, xác định nguồn gốcthông qua phỏng vấn người buôn bán. - Nhận dạng các loài chim theo các tài liệu: Chim Việt Nam của Nguyễ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các loài chim bị săn bắt Các loài chim bị buôn bán Thực trạng săn bắt Các loài chim Các loài chim hoang dã Bảo tồn động vật hoang dãTài liệu có liên quan:
-
47 trang 61 0 0
-
94 trang 28 0 0
-
1 trang 26 0 0
-
12 trang 24 0 0
-
88 trang 23 0 0
-
86 trang 15 0 0
-
Sổ tay giáo dục truyền thông về bảo tồn động vật hoang dã: Phần 1
64 trang 15 0 0 -
Báo cáo thực tập Quản lý và bảo tồn động vật hoang dã
43 trang 14 0 0 -
Sổ tay giáo dục truyền thông về bảo tồn động vật hoang dã: Phần 2
37 trang 13 0 0 -
112 trang 12 0 0