Danh mục tài liệu

Khái niệm và bản chất của văn hóa 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.32 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm và bản chất của văn hóa 1. Khái niệm văn hóaMuốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. ..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm và bản chất của văn hóa 1 Khái niệm và bản chất của văn hóa1. Khái niệm văn hóaMuốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải cómột khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó.Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưngcho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩanào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, cónhững nguyên nhân sau đây:Trước hết, trong số những người nghiên cứu văn hóa, hoặc, như người tathường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế cótính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họthường qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thường bói văn hóa,cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cáchxem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổngthể.Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đókhái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cáchhiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu.Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa họccó lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người. Trong quátrình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo.Tôi cho rằng văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau nhữngchu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dântộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tươngtác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, haycòn gọi là văn hóa.Ở đây, tôi gần gũi với cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor khiông đưa ra một định nghĩa: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổngquát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộngđồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, quahàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩmmỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng củamình.Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnhcủa đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũngmang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau,nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, khôngcó sự giống nhau tuyệt đối.Gần đây, có ý kiến cho rằng trên thế giới đang diễn ra hiện tượng xâm lượcvề văn hóa như là sự tiếp tục của những cuộc xâm lược bằng súng đạn vàkinh tế. Tôi không đồng ý như vậy. Bởi văn hóa là hoà bình, văn hóa làkhông xâm lược. Cảm giác bị xâm lược, nếu có, chẳng qua là cái cảm giácvà sĩ diện của kẻ yếu. Chúng ta đang sống trong một thế giới duy nhất vàcũng có thể nói là thống nhất. Chúng ta phải bắt đầu từ mô hình kinh tế màAlvin Tofler từng mô tả bằng hình ảnh con tàu vũ trụ”. Trái đất là một khochứa hữu hạn các nguồn năng lượng sống và toàn cầu hóa là một quá trìnhđể tiết kiệm nguồn năng lượng ấy bằng cách đảm bảo không sản xuất thừa,không sử đụng nguyên liệu một cách bừa bãi trên phạm vi toàn cầu. Nhưngcùng với quá trình hội nhập về mặt kinh tế còn có một quá trình khác luônluôn tồn tại bên cạnh, và thậm chí đã đi trước, đó là sự hội nhập về mặt vănhóa. Sự hội nhập về mặt văn hóa chính là quá trình con người đi tìm ngônngữ chung cho một cuộc sống chung. Quan niệm về sự xâm lược văn hóa làquan niệm của những cộng đồng người chỉ có kinh nghiệm hình thành trongquan hệ phát triển lưỡng cực, những kinh nghiệm chiến tranh, nhất là chiếntranh lạnh. Văn hóa không phải là ý thức của tôi, của anh hay của bất kỳ ai,mà thuộc về con người một cách tự nhiên. Con người khi sống chung vớinhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đến phương Tây ta sẽ nhìn thấy rằng trongngôi nhà nào của người Mỹ, người Anh, người Pháp...cũng có một vài vậtdụng gì đó, một vài thứ souvenirs gì đó từ phương Đông. Đôi khi trong xãhội phương Tây người ta có xu hướng xem sự hiện hữu của một vài kỷ vật,một vài đồ trang trí từ phương Đông như là dấu hiệu của tầng lớp thượng lưuhoặc văn minh. Đó là sự đan xen lẫn nhau của cuộc sống, đấy là sự chungsống hoà bình của quá khứ, và đấy cũng chính là cơ sở văn hóa của sự chungsống hoà bình trong tương lai.2. Văn hóa và văn minhHai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thực ra khôngphải là một và chỉ có thể coi như đồng nghĩa trong một vài trường hợp cụthể, chẳng hạn khi người ta đối lập văn minh với bạo tàn.Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất vàtinh thần của nhân loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó. Một số nhà nghiêncứu, chẳng hạn Alvin Tomer, sử dụng chúng để phân chia lịch sử thành vănminh tiền nông nghiệp, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và vănminh hậu công nghiệp. Có quan điểm lại cho rằng văn minh là một kháiniệm rộng hơn văn hóa, rằng văn minh là ...