Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị
sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh
quyền lực siêu nhiên[1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một
cách biểu thị chung của hai khái niệm văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm Văn hoá
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị
sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh
quyền lực siêu nhiên[1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một
cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa[2].
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng
Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kulturtrong tiếng Đức,...) có nguồn
gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1)
giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng [3]
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các trung tâm văn hóa có ở
khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri
thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có
văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo
một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận
trong đời sống con người [4]. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh
thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm
của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động
sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông
minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính
con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng
sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động
vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm
bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành
văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn
hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc
cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá
thể là thành viên.
Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại
học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới [5]. Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại
học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu
Âu[6]), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi
lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa
về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại
các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại
các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây [7]:
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa
bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett
Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn
minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp
gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất
cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách
là một thành viên của xã hội[8].
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những
định nghĩa đó là của Edward Sapir(1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn
ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những
người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống
phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo
truyền thống[9].
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị,
chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ
coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các
thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)[10].
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi
trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người.
Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham
Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert
Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi
của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay
văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết
hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng ...
Khái niệm Văn hoá
Số trang: 13
Loại file: doc
Dung lượng: 275.50 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 511 12 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 279 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 214 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 190 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 166 1 0 -
3 trang 162 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 141 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 131 0 0 -
14 trang 127 0 0