
Khái niệm về báo cáo tài chính và ý nghĩa của BCTC đối với doanh nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm về báo cáo tài chính và ý nghĩa của BCTC đối với doanh nghiệp KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA BCTC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Đọc và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những công việc cần thiết đối với mỗi kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính là gì và có ý nghĩa như thế nào, dưới đây sẽ là một số thông tin cơ bản giúp kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về BCTC. 1. Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC) Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…) Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp hay báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008). 2. Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp Thời gian nộp báo cáo tài chính (BCTC) đối với các doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau: Sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý. Sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính. Các tổng công ty, thời hạn gửi BCTC: Sau 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý. Sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Với các đơn vị kế toán trực thuộc: Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. Các DN tư nhân, các công ty hợp danh: Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các DN khác còn lại: Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính 3. Ý nghĩa của Báo cáo tài chính (BCTC) Báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện chi tiết rõ ràng nhất ở những vấn đề sau đây: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua, BCTC nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính (BCTC) có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN. Báo cáo tài chính (BCTC) còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên mà báo cáo tài chính (BCTC) là đối tượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính Quản trị tài chính Đọc báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính Tình hình tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 815 23 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 501 17 0 -
18 trang 465 0 0
-
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 435 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 403 1 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 397 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 386 10 0 -
3 trang 330 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 329 0 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 326 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 323 1 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 303 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 302 1 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 296 0 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 293 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Tài chính doanh nghiệp - Học viện Ngân hàng (Đề 105)
3 trang 243 1 0 -
26 trang 242 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
4 trang 239 0 0 -
88 trang 238 1 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Hữu Phước
248 trang 238 4 0