Danh mục

Khám bé ở tháng thứ 9

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.66 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tới lúc này, bạn và bé đã đến bác sĩ nhi khoa nhiều lần. Nhưng do bé thường sợ người lạ và không muốn bị xa bạn, nên lần khám ở tháng thứ 9 này có thể khó khăn hơn những lần khám trước đó. Bác sĩ hoặc y tá sẽ chọn làm một số khám xét trong khi bạn bế bé. Khám xét Bác sĩ hoặc y tá sẽ cân đo bé và đánh dấu lên biểu đồ tăng trưởng. Ðể đánh giá sức khoẻ chung của bé, bác sĩ có thể sẽ: Nhìn da bé xem có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám bé ở tháng thứ 9 Khám bé ở tháng thứ 9 Tới lúc này, bạn và bé đã đến bác sĩ nhi khoa nhiều lần. Nhưng do béthường sợ người lạ và không muốn bị xa bạn, nên lần khám ở tháng thứ 9này có thể khó khăn hơn những lần khám trước đó. Bác sĩ hoặc y tá sẽ chọnlàm một số khám xét trong khi bạn bế bé. Khám xét Bác sĩ hoặc y tá sẽ cân đo bé và đánh dấu lên biểu đồ tăng trưởng. Ðểđánh giá sức khoẻ chung của bé, bác sĩ có thể sẽ: Nhìn da bé xem có phát ban không?  Sờ đầu và thóp của bé  Hỏi về việc nhìn và nghe của bé  Kiểm tra khả năng nhìn thẳng của mắt bé  Sờ xem có răng nào đang mọc không  Nghe tim, phổi của bé  Sờ nắn bụng và kiểm tra bộ phận sinh dục  Thử khả năng ngồi và đứng khi được đỡ của bé, kiểm tra chân, bàn chân và háng. Ðánh giá trương lực cơ và cơ lực  Quan sát cách bé giữ và cử động đầu  Quan sát và hỏi về kỹ năng với của bé  Ðánh giá khả năng nắm và buông của bé  Bác sĩ sẽ quan tâm đến sự phát triển và những kĩ năng vận động mới của bé. Bằng cách quan sát hoặc đặt câu hỏi, bác sĩ muốn biết nhữngđiều sau: Bé có thể ngồi và ngồi dậy khi đang nằm mà không cần đỡ không? Bé sử dụng ngón tay thế nào khi nhặt những vật nhỏ?  Bé có thể đứng khi được đỡ không  Bé có đi men không? (đi bằng cách vịn vào đồ đạc)  Bé có nhún nhảy khi đứng không  Bé nói chuyện với bạn như thế nào? Bé có thử phát các âm M, B, và D không? Bé ăn và uống những gì? Bạn có lo ngại về việc tiêu hóa thức ăn của bé không? Bé có vấn đề gì về giấc ngủ không?  Hai mắt bé có thẳng không? Bé có vẻ nghe và nhìn được không? Các xét nghiệm Vào lần khám lúc 9 tháng tuổi, bác sĩ sẽ cho bé làm test da lao (TB).Test này được tiến hành bằng cách chích nhẹ vào cánh tay bé để phát hiệnkhả năng bé nhiễm lao. Theo dõi chỗ chích 2-3 ngày xem có đỏ, sưng hoặcrộp da không? Báo với bác sĩ ngay nếu thấy có những biểu hiện này. Bé cũng có thể được làm xét nghiệm máu. Ở một số trường hợp, xétnghiệm máu được dùng để xác định xem bé có bị thiếu máu không. Kho dựtrữ sắt của bé ở mức thấp nhất khi được 9 tháng tuổi. Không phải tất cả cácbé đều cần kiểm tra nồng độ sắt, nhưng bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệmmáu nếu thấy có các yếu tố nguy cơ hoặc nếu thấy có dấu hiệu thực thể củathiếu sắt như xanh tái bất thường. Nếu thấy có khả năng ngộ độc chì, một xét nghiệm máu đơn giản cóthể xác định bé có bị tiếp xúc với một lượng chì nguy hiểm không. Bác sĩ sẽđưa cho bạn một bảng câu hỏi để đánh giá các yếu tố nguy cơ ngộ độc chìliên quan đến môi trường sống của bé. Tiêm phòng Vào lần khám ở tháng thứ 9 này, bé có thể được tiêm liều vaccin viêmgan B cuối cùng, nếu bé chưa tiêm. Viêm gan B là một bệnh virus ảnhhưởng đến gan, có thể gây ra những bệnh như xơ gan, suy gan, hoặc ung thưgan. Viêm gan có thể lây sang bé trong quá trình mang thai và sinh để. Bé có thể bị khó chịu do các mũi tiêm trong lần khám này.Acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) với liều trong bảng dưới đây cóthể giúp bé giảm đau. Làm giảm đỏ và sưng xung quanh chỗ tiêm bằng cáchtắm nước ấm. Cân nặng (kg) Liều dùng 100mg/ml 2,7-5,0 40mg/0,4ml 5,5-7,7 80mg/0,8ml 8,2-10,5 120mg/1,2ml Chú ý: Acetaminophen được sản xuất bởi nhiều hãng dược phẩm khácnhau. Dạng lỏng thường có 2 hàm lượng: 100mg/ml và 160mg/ml. Dùngloại 100mg/ml cho bé. Một số bác sĩ cho bé vaccin bại liệt lần 3 ở lần khám này. Có thể tiêmvaccin Haemophilus influenza, cộng với mũi đầu của vaccin sởi-quai bị-rubella (MMR). Bé cũng có thể được tiêm vaccin thuỷ đậu - phòng bệnhthủy đậu, và vaccin phế cầu - phòng viêm tai, viêm đường hô hấp và viêmxoang. Cấp cứu và đề phòng chấn thương Vì bé di chuyển nhiều hơn, đây là lúc thích hợp để hỏi về cách xử trícấp cứu và chấn thương như: sặc, ngộ độc, đuối nước và bỏng. Bác sĩ có thể thảo luận về sự phá phách của bé ở nhà. Trẻ ở tuổi nàyrất thích cầm những vật nhỏ và cho vào mồm.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: