Danh mục

Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.49 KB      Lượt xem: 71      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đặc trưng ở bệnh nhân áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, xác định tỉ lệ bệnh nhân áp-xe phần phụ hồi phục bình thường và các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016 Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ Phạm Thị Mộng Thơ*, Võ Minh Tuấn** Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đặc trưng ở bệnh nhân áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, xác định tỉ lệ bệnh nhân áp-xe phần phụ hồi phục bình thường và các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca hồi cứu toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán xác định là áp-xe phần phụ qua phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Trong thời gian 1/1/2015 – 31/12/2015, lấy mẫu toàn bộ 145 hồ sơ áp-xe phần phụ được phẫu thuật. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, sốt, chán ăn và khí hư âm đạo bất thường. Gần 20% trường hợp bạch cầu không tăng trên 10.000/mm3. Sau phẫu thuật, 66,2% bệnh nhân hồi phục bình thường không biến chứng và 33,8% hồi phục chậm. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ hồi phục chậm là: (a) nghề nghiệp nông dân (OR=0,17) hay văn phòng (OR=0,18) so với nội trợ, (b) tiền căn bệnh nội khoa (OR=2,2) so với không có,(c) đường kính lớn nhất khối áp-xe ≥ 80 mm (OR=3,47) so với < 80mm, (d) số lượng bạch cầu trước mổ > 15.000/mm3 (OR=2,84) so với < 10.000/mm3,(e) chẩn đoán trước mổ là chẩn đoán khác (OR=0,37) so với áp-xe phần phụ, (f) lý do mổ vì chỉ định khác không phải áp-xe (OR=0,11) so với mổ vì những lý do liên quan áp-xe,(g) mổ nội soi (OR=0,17) so với mổ mở, (h) phương pháp phẫu thuật là cắt vòi trứng hoặc tháo lưu ổ mủ, cắt lọc buồng trứng (OR=0,31) so với mổ cắt tử cung và 2 phần phụ,(i) thời gian phẫu thuật ≥ 90 phút (OR=4,3) so với < 90 phút và (j) lượng máu mất ước lượng lúc mổ ≥ 200 ml (OR=5,83) so với < 100 ml. Kết luận: 1/3 trường hợp không sốt và gần 20% trường hợp bạch cầu không tăng trên 10.000/mm3. Kết quả điều trị phẫu thuật khá khả quan với 66,2% bệnh nhân hồi phục bình thường. Từ khóa: Áp-xe phần phụ, phẫu thuật, biến chứng hậu phẫu. Abstract: Objectives: This study is aimed at investigating the typical clinical and paraclinical characteristics of the operated patients with a tubo-ovarian abscess (TOA), as well as determining the rates of the patients with TOA who have recovered normally and the factors associated with treatment outcomes. Methods: A retrospective case-series was conducted on patients whoseTOA was confirmed by surgery at Tu Du Hospital. Data was collected from 1/1/2015 to 31/12/2015. Results: A total sampling of 145 medical records with TOA were enrolled in the study. The most common symptoms were abdominal pain, fever, anorexia and abnormal discharge. Leucocyte count was < 10.000/mm3 in approximately 20% patients. In the post-operative period, 66.2% patients recovered without complications and 33.8% recovered slowly. The factors associated with the risk of slow recovery were: (a) peasants (OR=0,17) or office workers (OR=0.18) compared to housewives;(b) a history of medical diseases (OR=2.2);(c) the maximum diameter of the abscess ≥ 80 mm (OR=3.47);(d) preoperative leucocyte count >15,000/mm3 (OR=2.84) compared to < 10.000/mm3;(e) preoperative diagnosis being without TOA (OR=0.37);(f) surgical indication not concerned with TOA (OR=0.11);(g) laparoscopy (OR=0.17) compared to laparotomy;(h) salpingectomy or drainage, and debridement of necrotic tissue of the ovary (OR=0.31) compared to hysterectomy and anexectomy;(i) operation time ≥ 90 minutes (OR=4.3) compared to NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đặt vấn đề và mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Áp-xe phần phụ là một trong những biến Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca hồi chứng nặng nề nhất của bệnh viêm vùng cứu. chậu, có biểu hiện là một ổ chứa mủ hình Dân số mục tiêu: Bệnh nhân áp-xe phần thành từ ống dẫn trứng và buồng trứng và phụ đươc phẫu thuật. có thể đe dọa tính mạng. Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân được phẫu thuật tại phòng mổ bệnh viện Từ Dũ và có Tại Việt Nam, do tỉ lệ lưu hành áp-xe chẩn đoán sau mổ là áp-xe phần phụ. phần phụ không cao nên trước một trường Dân số chọn mẫu: dân số nghiên cứu được hợp đau mơ hồ ở vùng chậu, áp-xe phần phẫu thuật từ 1/1/2015 đến 31/12/2015 phụ ít được nghĩ đến khiến việc điều trị bị Tiêu chuẩn nhận vào: Bệnh án có chẩn chậm trễ, ảnh hưởng đến tính mạng và khả đoán sau mổ là áp-xe phần phụ với mã năng có thai sau này của bệnh nhân. Trong ICD bắt đầu bằng N70. 3 năm trở lại đây, số ca áp-xe phần phụ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không được chẩn đoán và nhập bệnh viện Từ Dũ tuân thủ hoặc bỏ điều trị, bệnh nhân không khoảng 230-270 ca/năm, trong đó tỉ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu. phẫu thuật khoảng 35-50%.1 Tuy nhiên, tỉ Cỡ mẫu: Mẫu toàn bộ và liên t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: