Hoạt động của các Dự án Lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt Nam đã tập trung nhiều vào đối tượng người dân địa phương, trong đó có 4 dạng đơn vị: người nông dân, hộ gia đình, cộng đồng, làng bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo Sát về Lâm Nghiệp Cộng Đồng và Chính Sách Lâm Nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu Khảo Sát về Lâm Nghiệp Cộng Đồng và Chính Sách Lâm Nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu Nguyễn Ngọc Lung và Lê Ngọc Anh, Dự án Phát triển Lâm Nghiệp Xã Hội Sông ĐàTóm lượcBàI viết đã khái quát kết quả khảo sát trực tiếp về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) và chính sáchlâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu. Qua kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù pháp luật chưacông nhận, nhưng trên thực tế tại 2 tỉnh nói trên vẫn tồn tại hình thức LNCĐ và có các loại rừngdo cộng đồng quản lý, trong đó 2 loại hình làng, bản và nhóm hộ được địa phương coi là loạihình LNCĐ chủ yếu. BàI viết cũng đã làm rõ thực trạng vận dụng các chính sách lâm nghiệp ở 2tỉnh nói trên, tập trung vào một số chính sách chủ yếu như: Chính sách đất đai, chính sách đầu tưvà tín dụng, chính sách hưởng lợi từ rừng…Trên cơ sở đó đề xuất chính sách lâm nghiệp nhằmkhuyến khích phát triển LNCĐ tại địa phương, trong đó đề nghị Nhà nước công nhận về mặtpháp lý cộng đồng là một đơn vị dân cư, được pháp luật bảo hộ và bình đẳng với các thành phầnkinh tế khác trong việc sở hữu, quản lý và kinh doanh lâm nghiệp.1. Đặt vấn đềHoạt động của các Dự án Lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt Nam đã tập trung nhiều vào đốitượng người dân địa phương, trong đó có 4 dạng đơn vị: người nông dân, hộ gia đình, cộng đồng,làng bản. Nhiều chính sách lâm nghiệp được ban hành cũng tác động vào 4 đối tượng này. Song,có tồn tại dạng đơn vị thứ ba: Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) hay không? Dạng này ở nhữnghình thái nào? Đó là câu hỏi mà báo cáo khảo sát này cần phải trả lời.Mặt khác, trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, một loạt chính sách lâm nghiệp của cấp Trungương, cấp tỉnh được thực hiện tại các đơn vị nói trên, kết quả tốt hay không tốt, rất ít khi đượccấp ra chính sách đánh giá, điều chỉnh. Ngược lại, địa phương với các đặc thù của mình, cần cónhững chính sách gì cho phù hợp cũng chưa bao giờ được người dân đề đạt. Đó cũng là nội dungcủa báo cáo khảo sát này.2. Có tồn tại Lâm Nghiệp Cộng Đồng không?2.1. Trong các văn bản pháp quy cấp Trung ương từ Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), đếncác Nghị định của Chính phủ, các QĐ - 327, 556, 661 của Thủ tướng Chính phủ về phát triểnlâm nghiệp đều chưa có định nghĩa về LNCĐ, chưa coi là đối tượng của các chính sách lâmnghiệp tác động, như việc giao đất, khoán rừng, vay vốn, hưởng lợi từ rừng. Các văn bản phápquy về đất đai luôn luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển và đổi mới của Héi th¶o quèc gia vÒ Khu«n Khæ ChÝnh S¸ch Hç Trî cho Qu¶n Lý Rõng Céng §ång ë ViÖt Nam, Hµ Néi 14-15 th¸ng 11 n¨m 2001xã hội, như Luật đất đai (1993), đã được bổ sung sửa đổi lần 1 vào năm 1998 và lần 2 vào năm2000. Nghị định 01/CP (1995) về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông - lâm - ngư, nghịđịnh 02/CP (1994) nay là 163/CP (1999) về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộgia đình và cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài... đều chưa công nhận cộng đồng thôn bản là đơnvị được nhận giao đất.Như vậy có thể thấy, trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội và xã hội hoá nghề rừng, cho đếnthời điểm 2001 vẫn chưa có sự công nhận chính thức của nhà nước về LNCĐ, cho dù một số dựán vẫn tiếp tục xây dựng khái niệm, định nghĩa và coi cộng đồng dân cư thôn bản là một thựcthể, một đối tượng dân cư có quan hệ lẫn nhau để tác động và khuyến nghị các chính sách. Songtại các địa phương hầu như người ta quan niệm cộng đồng dân cư thôn bản rất gần với các kháiniệm hiện có, đó là nhóm hộ, thôn bản, dòng họ,... và các đơn vị dân cư này quả nhiên có quanhệ khá mật thiết với nhau về các hoạt động xã hội, lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống.2.2 Từ thực tiễn khảo sát 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu cho thấy, các văn bản cấp tỉnh cũng chưa hềđịnh nghĩa hay đưa ra khái niệm về lý thuyết hoặc về luật pháp giống như ở các tỉnh khác, vàgiống như cấp trung ương. Quá trình khảo sát của chúng tôi cho thấy, nếu hiểu cộng đồng dân cưthôn bản theo khái niệm là 1 cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng, có quan hệ hợp tác về kinhtế, xã hội với nhau, thì thực tế đang tồn tại các cộng đồng như thế.Cũng theo điều tra thì mặc dù pháp luật chưa công nhận, nhưng đã từ xa xưa, đang tồn tại cho tớinay 3 dạng sở hữu rừng cộng đồng trong dân tộc Thái. Ví dụ: Bà Xim đã hướng dẫn chúng tôi tham quan các loại rừng cộng đồng thôn Khuổi Qua xã Xiêng Láng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La của đồng bào Thái: - Rừng thiêng: diện tích khoảng 0,5 ha, có nhiều cây to, cổ thụ, rừng này là nơi cúng bái, lễ lạt, mọi người dân đều tôn trọng và tự nguyện bảo vệ. - Rừng ma: diện tích 2- 3 ha, đó là rừng tự nhiên nghèo kiệt pha lẫn tre nứa, cây bụi. Rừng ma là nơi chôn cất người chết giống như nghĩa địa của người Kinh, nhưng mộ chôn theo từng dòng họ và rải rá ...
Khảo Sát về Lâm Nghiệp Cộng Đồng và Chính Sách Lâm Nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 209.95 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nông lâm ngư sơn la lai châu lâm nghiệp cộng đồng tình hình nông nghiệp cây trồngTài liệu có liên quan:
-
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 trang 53 0 0 -
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo
3 trang 47 0 0 -
73 trang 39 0 0
-
5 trang 30 0 0
-
Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm
5 trang 29 0 0 -
Một số chất có thể thay thế công dụng của Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản.
4 trang 28 0 0 -
Đặc điểm sinh học cá Bống Tượng
2 trang 28 0 0 -
Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây dưa hấu
3 trang 28 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 6
10 trang 27 0 0 -
Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba : Kỹ thuật nuôi
3 trang 26 0 0