Danh mục tài liệu

Khí tượng hải dương học - Chương 6

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như các chương trước đã phân tích, khi hoạt động trên biển, lực lượng Hải quân cần nắm được các yếu tố khí hậu, thời tiết và các đặc điểm về hải văn ảnh hưởng đến nhiệm vụ công tác và chiến đấu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng hải dương học - Chương 6 Chương 6 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - HẢI VĂN VÙNG BIỂN VIỆT NAM Như các chương trước đã phân tích, khi hoạt động trên biển, lực lượngHải quân cần nắm được các yếu tố khí hậu, thời tiết và các đặc điểm về hải vănảnh hưởng đến nhiệm vụ công tác và chiến đấu. Các yếu tố đó vừa mang tínhchất cụ thể vừa mang tính chất đại diện, ứng với từng khoảng thời gian nhất địnhkhi chúng hình thành. Để có thể nắm được một cách khái quát về điều kiện thờitiết biển nhằm hoạch định các kế hoạch hoạt động, tác chiến mang tính chấtchiến dịch, các kế hoạch kinh tế biển, cần phải hiểu các chế độ đặc trưng mangtính đặc thù: chế độ khí hậu - hải văn trên vùng biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực địa lý Đông Nam châu Á, ở trọntrong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu, tiếp giáp với hai đại dương lớn làThái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về cơ bản, khí hậu vùng biển nước ta là khíhậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, cũng có biểu hiện của khí hậu miền ôn đới khiáp cao lạnh cận cực lấn xuống và do ở giữa hai đại dương nên vừa mang khí hậulục địa, vừa mang tính chất khí hậu đại dương.6.1. Đặc trưng khí tượng - hải văn biển Đông6.1.1. Các hệ thống thời tiếta, Hệ thống thời tiết phía Bắc Tiêu biểu cho hệ thống này là cao áp lạnh hình thành vào mùa Đông, cótrung tâm ở vùng Xibia (Nga). Hoạt động của nó tạo nên chế độ gió mùa mùaĐông (Gió mùa Đông Bắc) ở trên biển nước ta. Thời gian hoạt động từ khoảngtháng 11 đến tháng 4 năm sau, có thể chia làm hai thời kỳ: - Từ tháng 11 đến tháng 1 là thời kỳ gió mùa Đông Bắc (ĐB) mang tínhchất lạnh khô do áp cao lục địa Xibia hoạt động mạnh mẽ tràn xuống phía Nam(thời tiết điển hình của khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong các tháng 11, 12). - Từ tháng 2 đến tháng 4, áp cao Xibia suy thoái, hình thành một trungtâm áp cao phụ ở biển Đông Trung Hoa. Vì vậy, không khí lạnh biến tính khitràn qua vùng biển tạo nên chế độ gió mùa ĐB lạnh ẩm gây ra mưa phùn ở đồngbằng Bắc Bộ và mưa vừa ở các tỉnh Bắc Trung bộ (Nghệ An - Quảng Bình).b, Hệ thống phía Nam Hệ thống này liên quan đến hoạt động của áp cao Ấn Độ Dương, khôngkhí nóng ẩm từ Nam bán cầu vượt qua xích đạo tạo thành chế độ gió mùa mùaHạ - gió mùa Tây Nam (TN), đồng thời trong thời gian này, do ảnh hưởng củadải áp thấp xích đạo và sự tăng cường của tín phong Bắc bán cầu, hình thànhnên dải hội tụ nhiệt đới. Thời kỳ này cũng gắn liền với hoạt động của áp thấpnóng phía Tây, nhưng ảnh hưởng trên biển không đáng kể. Thời gian hoạt độngcủa hệ thống phía Nam từ tháng 5 đến tháng 9, song có thể bị gián đoạn do các http://www.ebook.edu.vn222nhiễu động thời tiết của hệ thống phía Đông.c, Hệ thống phía Đông Ở phía Đông vùng biển nước ta có hai hệ thống thời tiết tác động mạnhmẽ là “lưỡi áp cao phó nhiệt đới” có trung tâm tại vùng biển giữa Thái BìnhDương ở vùng biển có vĩ độ 300N – 350N và các “nhiễu động nhiệt đới” như ápthấp nhiệt đới, bão.v.v. Áp cao phó nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết nước ta khi lưỡi áp cao lấnvề phía Tây trong khoảng tháng 8 đến tháng 9 vừa làm tăng cường hoạt độngcủa dải hội tụ nhiệt đới, vừa là quĩ đạo dẫn đường cho các cơn bão, đồng thờigây ra mùa mưa chính trên biển nước ta. Áp thấp nhiệt đới và Bão hoạt động trên vùng biển nước ta chủ yếu từtháng 5 đến tháng 11 gây ra thời tiết rất nguy hiểm đối với hoạt động của Hảiquân. Tuy nhiên, xét trên toàn vùng biển (vùng quần đảo Trường Sa) cần phải đềphòng hoạt động của các hiện tượng thời tiết này trong cả năm. Bão và áp thấp nhiệt đới đã được trình bày chi tiết trong chương 2. Ngoài các hệ thống thời tiết cơ bản nói trên, vào từng thời gian và ở cáckhu biển nhất định thường xảy ra các hiện tượng thời tiết qui mô nhỏ, song cũnggây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Hải quân. Hiện tượng sương mù thường xảy ra ở trên biển và vùng biển ven bờ vàomùa Đông Xuân ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, bình quân trong cáctháng mùa Đông có khoảng 3 đến 5 ngày có sương mù. Khi có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới hoặcgiông địa phương, trên biển thường hình thành các hiện tượng thời tiết nguyhiểm như giông, tố, lốc, vòi rồng. Các hiện tượng này đều liên quan đến sự hìnhthành và phát triển mạnh mẽ của các đám mây Vũ tích (Cb).6.1.2. Khí hậu, thời tiết trong các mùaa, Gió mùa Mùa Đông là cơ chế gió mùa ĐB do sự chi phối của áp cao lạnh Xibiađược hình thành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Thời kỳ hoạt động mạnh nhất vàảnh hưởng đến nước ta từ tháng 11 đến tháng 4. Gió ĐB có tốc độ trung bình ởven bờ cấp 3, cấp 4, ngoài khơi cấp 5, cấp 6. Khi có hoạt động của front lạnh đitrước gió mùa thì có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông,tố, vòi rồng và có thể gây ra gió ĐB giật mạnh tới cấp 8, thậm chí tới cấp 9. GióĐB thường hoạt động trong thời gian từng đợt từ 3 đến 4 ngày, có lúc kéo dài ...