Theo tìm hiểu của ĐTCK, hiện tại, một số ngân hàng đã tìm cách “lách” quy định của NHNN về lãi suất áp dụng đối với rút tiết kiệm trước kỳ hạn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được hưởng mức lãi suất tốt nhất. Ví dụ, với khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng kỳ hạn trên 12 tháng, được ấn định lãi suất là 10,5%/năm, nếu khách hàng rút ra sau 3 tháng, ngân hàng vẫn thanh toán với lãi suất 10,5%/năm, đúng như cam kết ban đầu, thay vì áp dụng lãi suất tiết kiệm không kỳ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khó hạn chế tình trạng lách trần lãi suất
Khó hạn chế tình trạng lách trần lãi
suất
Theo tìm hiểu của ĐTCK, hiện tại, một số ngân hàng đã tìm cách “lách” quy định
của NHNN về lãi suất áp dụng đối với rút tiết kiệm trước kỳ hạn nhằm tạo điều
kiện cho khách hàng được hưởng mức lãi suất tốt nhất. Ví dụ, với khoản tiết kiệm
1 tỷ đồng kỳ hạn trên 12 tháng, được ấn định lãi suất là 10,5%/năm, nếu khách
hàng rút ra sau 3 tháng, ngân hàng vẫn thanh toán với lãi suất 10,5%/năm, đúng
như cam kết ban đầu, thay vì áp dụng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn theo quy
định.
Tuy nhiên, để đối phó với các quy định của NHNN về trần lãi suất cũng như lãi
suất áp dụng với việc rút tiền trước kỳ hạn, Ngân hàng sẽ giữ lại sổ tiết kiệm của
khách hàng, đồng thời, làm một sổ vay cho khách hàng cũng có giá trị 1 tỷ đồng
với lãi suất 10,5%/năm. Điều này có nghĩa, các tháng tiếp theo đó, khoản lãi vay
của khách hàng sẽ triệt tiêu phần lãi vay của sổ tiết kiệm, cân đối các tài khoản của
ngân hàng.
Hay tại một NHTM khác, lãi suất huy động dài hạn (trên 12 tháng) được tính bằng
trần lãi suất 9%/năm theo quy định của NHNN cộng thêm 3%/năm. Nếu khách
hàng rút tiền trước hạn (ít nhất sau 1 tháng) vẫn được hưởng lãi suất 12%/năm. Đó
là chưa kể, Ngân hàng ưu tiên cho những khoản huy động có kỳ hạn từ 3 - 6 tháng
là bởi khoản gửi tiết kiệm này sẽ trượt qua những tháng cuối năm, thời điểm mà
các ngân hàng rất quan ngại về vấn đề căng thẳng thanh khoản. Theo đó, lãi suất
các khoản huy động trong kỳ hạn này đối với món tiền trị giá 1 tỷ đồng trở lên
được Ngân hàng cộng thêm 2%/năm bên cạnh trần lãi suất của NHNN quy định và
khoản này được chi ngoài sổ sách; còn những món trị giá 2 tỷ đồng trở lên gửi với
kỳ hạn 1 tháng sẽ được cộng thêm 1%/năm.
Thừa nhận cách thức áp dụng lãi suất cho khoản tiết kiệm rút tiền trước hạn trên là
“lách” quy định của NHNN, nhưng một cán bộ tín dụng của một trong hai NHTM
trên cho biết, họ dù không muốn vi phạm quy định nhưng vẫn phải làm để giữ
chân khách hàng.
tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được xem là ổn định, một
phần vì NHNN điều chỉnh linh hoạt lượng tiền ra/vào lưu thông qua thị trường
mở, một phần vì các ngân hàng có nhiều vốn huy động đang trong tình trạng “ứ
vốn” do khả năng hấp thụ vốn thấp của nhiều DN. Tuy nhiên, tính thanh khoản
của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung không bền vững, trong khi vốn huy
động chủ yếu ngắn hạn, các ngân hàng cho vay trung và dài hạn vượt xa mức 30%
(trên tổng số nguồn vốn ngắn hạn) theo quy định của NHNN. Tình trạng “lấy ngắn
nuôi dài” đã đẩy nhiều ngân hàng vào tình thế mất cân bằng về thanh khoản và
buộc các ngân hàng này huy động lãi suất rất cao, ngay cả phải vượt trần lãi suất
quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi đã được NHNN điều chỉnh liên tục trong những
tháng đầu năm 2012 xuống 9%/năm cho những kỳ hạn duới 12 tháng như hiện
nay. Điều này giúp các ngân hàng kéo lãi suất cho vay xuống một mức thấp hơn
để hỗ trợ các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất trần
cho tiền gửi đã làm tăng sự khó khăn cho các ngân hàng nhỏ và yếu thanh khoản
dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng phải sử dụng những chương trình khuyến mại
đặc biệt để thu hút tiền gửi từ dân chúng và làm tăng chi phí huy động vốn.
Chủ tịch HĐQT một NHTMCP cho rằng, ngân hàng lớn thường được nhìn nhận là
uy tín nên huy động được nguồn vốn dồi dào và dễ dàng. Còn với những ngân
hàng nhỏ, việc huy động khó khăn hơn nên họ sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ
chân khách hàng. Tuy nhiên, việc tìm mọi cách lách quy định của NHNN, rõ ràng
các NHTM đã vi phạm.
“Việc niêm yết công khai các mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi rút trước hạn,
các mức phí phạt (nếu có) đối với tiền gửi rút trước hạn không thể hạn chế được
tình trạng lách luật. NHNN cần thanh tra giám sát thật chặt chẽ và xử lý nghiêm
lãnh đạo ngân hàng vi phạm luật, thay vì chỉ sử dụng những biện pháp xử phạt
hành chính
...
Khó hạn chế tình trạng lách trần lãi suất
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.34 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ chế điều hành lãi suất vai trò của lãi suất ãi suất danh nghĩa lãi suất thực tế lãi suất hiệu quả lách trần lãi suấtTài liệu có liên quan:
-
55 trang 34 0 0
-
Bàn thêm về lãi suất chiết khấu
13 trang 33 0 0 -
Tiểu luận: Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nước phát triển và Việt Nam
29 trang 31 0 0 -
THỐNG ĐỐC: MẶT BẰNG LÃI SUẤT NHƯ HIỆN NAY LÀ HOÀN TOÀN HỢP LÝ
4 trang 28 0 0 -
3 trang 28 0 0
-
Bài giảng Lãi suất - Ths.Nguyễn Hoài Phương
44 trang 27 0 0 -
49 trang 26 0 0
-
Ngân hàng vượt rào lãi suất: Trị cách nào?
3 trang 25 0 0 -
Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nước phát triển và Việt Nam
6 trang 21 0 0 -
Lãi suất huy động khó còn dư địa giảm thêm
3 trang 20 0 0