Khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 576.34 KB
Lượt xem: 69
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán trình bày việc khám phá khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán KHOẢNG CÁCH GIỮA KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC VỀ KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Nguyễn Thị Nhinh1,*, Nguyễn Ngọc Hà1, Trương Thị Quỳnh Trang1, Nguyễn Trà Vinh1 Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, thị trường lao động ngày càng tăng khiến nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn, đòi hỏi yếu tố đầu vào chất lượng, đặc biệt là ngành phổ biến và cần thiết như kế toán, kiểm toán. Việc chuyển đổi từ môi trường học tập sang nơi làm việc càng trở nên khó khăn hơn không chỉ đối với sinh viên mà còn với các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp phải nhận diện kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Bài viết nhằm khám phá khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, trình bày kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và phiếu khảo sát với 235 sinh viên ngành kế toán, kiểm toán tại các trường đại học khối Kinh tế và 157 nhà tuyển dụng trên địa bàn Hà Nội, Việt Nam. Kết quả từ kiểm định Indenpent-Samples T Test cho thấy có xuất hiện khoảng cách đáng kể giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học, những kiến thức và kỹ năng cần được cải thiện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán có thể hoàn thành và đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong tương lai. Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, khoảng cách, kỳ vọng, kỹ năng, kiến thức. 1. GIỚI THIỆU Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là sinh viên tốt nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này đòi hỏi sinh viên không những cần trang 1 Trường Đại học Thương mại * Tác giả liên hệ. Email: nhinhnguyendhtm@gmail.com 64 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... bị chắc kiến thức chuyên môn ngành đào tạo, mà còn phải thích ứng nhanh với các kỹ năng, công nghệ ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán và kiểm toán không hề đơn giản. Họ không chỉ là những người chuẩn bị báo cáo tài chính, kiểm toán và kế toán còn đóng vai trò là người hỗ trợ thông tin (Yasin, Bayes & Czuchry, 2005). Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận một “khoảng cách kỳ vọng” mà theo đó sinh viên tốt nghiệp rời khỏi các trường đại học không có các kỹ năng và kiến thức mà nhà tuyển dụng mong đợi (Botes, 2009; Jackling & de Lange, 2009; Low và cộng sự, 2013; Marshall và cộng sự, 2010). Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán được kỳ vọng sẽ sở hữu tập hợp nhiều lượng kiến thức, kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng chung để có thể đáp ứng yêu cầu của nơi làm việc cũng như các nhà tuyển dụng. Năng lực kế toán là không đủ cho đào tạo kế toán chuyên nghiệp và đôi khi cần được bổ sung bởi các năng lực khác như tư duy sáng tạo, học tập suốt đời, kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng truyền thông. Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng có xu hướng chú trọng đào tạo kiến thức kế toán, kiểm toán hơn là các kỹ năng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng đánh giá cao kiến thức và cho rằng đây là yếu tố cần thiết nhất khi làm việc. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng nhận thấy khi sinh viên tốt nghiệp đi làm vẫn chưa thích nghi với môi trường làm việc do khối lượng công việc lớn và kỹ năng xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu, sinh viên vẫn chưa trang bị đầy đủ kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn. Khoảng cách giữa các kỹ năng, kiến thức mà các cá nhân thực sự sở hữu và các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nơi làm việc vẫn đang là câu hỏi thiết thực mà các nhà nghiên cứu quan tâm nhất lúc này. Do đó, bài viết này đề cập đến khoảng cách về kiến thức và kỹ năng của sinh viên ngành kế toán, kiểm toán giữa người sử dụng lao động và người học hiện nay. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng cũng đã đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trước đây. Như một cách để phân tích rõ hơn về khoảng Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 65 cách, Bùi và Porter (2010) đã phát triển một khuôn khổ toàn diện để giải thích khoảng cách giữa các kỹ năng và kiến thức được mong đợi giữa sinh viên tốt nghiệp và nhận thức sở hữu các kỹ năng này. Đến năm 2015, Yee Ting Ngoo cùng các cộng sự của mình nghiên cứu về cầu nối nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách về kỹ năng nhận thức giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở Malaysia. Khoảng cách lớn nhất về thuộc tính được ưu tiên hàng đầu giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp được tìm thấy là có tới 5 cấp độ khác nhau trong kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, khả năng tiếp tục và tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính của Nikitina & Furuoka (2012), kết quả cho thấy rằng các kỹ năng mềm có tác động nhiều hơn trong việc thu hẹp khoảng cách nhận thức giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp. Nhìn chung, dưới góc độ đánh giá của người sử dụng lao động ở Việt Nam và nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đối tốt. Các nghiên cứu trước đây có đề cập liên quan đến yếu tố về kiến thức như kế toán quản trị, kế toán tài chính, kiểm toán và thuế. Cả 4 yếu tố trên đều đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành kế toán, kiểm toán giúp họ có khả năng hoàn thành và xử lý tốt công việc hay nhiệm vụ được giao từ đó có thể phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán KHOẢNG CÁCH GIỮA KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC VỀ KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Nguyễn Thị Nhinh1,*, Nguyễn Ngọc Hà1, Trương Thị Quỳnh Trang1, Nguyễn Trà Vinh1 Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, thị trường lao động ngày càng tăng khiến nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn, đòi hỏi yếu tố đầu vào chất lượng, đặc biệt là ngành phổ biến và cần thiết như kế toán, kiểm toán. Việc chuyển đổi từ môi trường học tập sang nơi làm việc càng trở nên khó khăn hơn không chỉ đối với sinh viên mà còn với các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp phải nhận diện kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Bài viết nhằm khám phá khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, trình bày kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và phiếu khảo sát với 235 sinh viên ngành kế toán, kiểm toán tại các trường đại học khối Kinh tế và 157 nhà tuyển dụng trên địa bàn Hà Nội, Việt Nam. Kết quả từ kiểm định Indenpent-Samples T Test cho thấy có xuất hiện khoảng cách đáng kể giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học, những kiến thức và kỹ năng cần được cải thiện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán có thể hoàn thành và đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong tương lai. Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, khoảng cách, kỳ vọng, kỹ năng, kiến thức. 1. GIỚI THIỆU Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là sinh viên tốt nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này đòi hỏi sinh viên không những cần trang 1 Trường Đại học Thương mại * Tác giả liên hệ. Email: nhinhnguyendhtm@gmail.com 64 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... bị chắc kiến thức chuyên môn ngành đào tạo, mà còn phải thích ứng nhanh với các kỹ năng, công nghệ ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán và kiểm toán không hề đơn giản. Họ không chỉ là những người chuẩn bị báo cáo tài chính, kiểm toán và kế toán còn đóng vai trò là người hỗ trợ thông tin (Yasin, Bayes & Czuchry, 2005). Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận một “khoảng cách kỳ vọng” mà theo đó sinh viên tốt nghiệp rời khỏi các trường đại học không có các kỹ năng và kiến thức mà nhà tuyển dụng mong đợi (Botes, 2009; Jackling & de Lange, 2009; Low và cộng sự, 2013; Marshall và cộng sự, 2010). Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán được kỳ vọng sẽ sở hữu tập hợp nhiều lượng kiến thức, kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng chung để có thể đáp ứng yêu cầu của nơi làm việc cũng như các nhà tuyển dụng. Năng lực kế toán là không đủ cho đào tạo kế toán chuyên nghiệp và đôi khi cần được bổ sung bởi các năng lực khác như tư duy sáng tạo, học tập suốt đời, kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng truyền thông. Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng có xu hướng chú trọng đào tạo kiến thức kế toán, kiểm toán hơn là các kỹ năng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng đánh giá cao kiến thức và cho rằng đây là yếu tố cần thiết nhất khi làm việc. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng nhận thấy khi sinh viên tốt nghiệp đi làm vẫn chưa thích nghi với môi trường làm việc do khối lượng công việc lớn và kỹ năng xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu, sinh viên vẫn chưa trang bị đầy đủ kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn. Khoảng cách giữa các kỹ năng, kiến thức mà các cá nhân thực sự sở hữu và các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nơi làm việc vẫn đang là câu hỏi thiết thực mà các nhà nghiên cứu quan tâm nhất lúc này. Do đó, bài viết này đề cập đến khoảng cách về kiến thức và kỹ năng của sinh viên ngành kế toán, kiểm toán giữa người sử dụng lao động và người học hiện nay. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng cũng đã đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trước đây. Như một cách để phân tích rõ hơn về khoảng Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 65 cách, Bùi và Porter (2010) đã phát triển một khuôn khổ toàn diện để giải thích khoảng cách giữa các kỹ năng và kiến thức được mong đợi giữa sinh viên tốt nghiệp và nhận thức sở hữu các kỹ năng này. Đến năm 2015, Yee Ting Ngoo cùng các cộng sự của mình nghiên cứu về cầu nối nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách về kỹ năng nhận thức giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở Malaysia. Khoảng cách lớn nhất về thuộc tính được ưu tiên hàng đầu giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp được tìm thấy là có tới 5 cấp độ khác nhau trong kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, khả năng tiếp tục và tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính của Nikitina & Furuoka (2012), kết quả cho thấy rằng các kỹ năng mềm có tác động nhiều hơn trong việc thu hẹp khoảng cách nhận thức giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp. Nhìn chung, dưới góc độ đánh giá của người sử dụng lao động ở Việt Nam và nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đối tốt. Các nghiên cứu trước đây có đề cập liên quan đến yếu tố về kiến thức như kế toán quản trị, kế toán tài chính, kiểm toán và thuế. Cả 4 yếu tố trên đều đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành kế toán, kiểm toán giúp họ có khả năng hoàn thành và xử lý tốt công việc hay nhiệm vụ được giao từ đó có thể phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo sinh viên kế toán Kỹ năng ngành kế toán Kiến thức kế toán Báo cáo tài chính Năng lực kế toánTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 403 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 332 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 327 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 308 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 297 0 0 -
88 trang 238 1 0
-
9 trang 233 0 0
-
128 trang 229 0 0
-
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 216 0 0