Khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 690.97 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm ước lượng khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam và ước lượng các yếu tố giải thích cho khoảng cách vị thế việc làm của người lao động phi chính thức trong quyết định có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam KHOẢNG CÁCH VỊ THẾ VIỆC LÀM TRONG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Thu Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng Email: thudt@hvnh.edu.vn Giang Thanh Long Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: longgt@neu.edu.vn Mã bài: JED - 857 Ngày nhận bài: 26/08/2022 Ngày nhận bài sửa: 04/09/2022 Ngày duyệt đăng: 11/09/2022 Tóm tắt Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder mở rộng cho mô hình phi tuyến nhằm phân tích khoảng cách vị thế việc làm trong việc quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam. Kết quả phân rã cho thấy, lao động tự làm chủ ít tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với lao động hưởng lương và lao động gia đình. Tương tự, lao động hưởng lương cũng có xác suất tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn so với các lao động phi chính thức khác. Khoảng cách này được giải thích chủ yếu bởi các đặc điểm của người lao động được quan sát trong nghiên cứu. Trong đó, các yếu tố giải thích chính được xác định là do sự sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn và đăng ký kinh doanh của cơ sở làm việc. Từ khoá: Khoảng cách vị thế việc làm, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bất bình đẳng. Mã JEL: C50, D03, H55, J46, J48. Job position gap in the voluntary social insurance participation in Vietnam Abstract This study applied an Extension of the Blinder-Oaxaca Decomposition method for non-linear models to decompose the job position gap in the voluntary social insurance participation of informal workers in Vietnam. The decomposition results showed that self-employers were less likely to participate in the voluntary social insurance scheme than wage workers and family workers. In addition, the results illustrated that wage workers were more likely to participated in the scheme than other informal workers. The job position gap could be explained by observable characteristics which were “endowments” effects. Some key determinants of the gaps were age, education level of informal workers and registration of establishments. Keywords: Job position gap, voluntary social insurance, inequality. JEL Codes: C50, D03, H55, J46, J48. 1. Đặt vấn đề Bất bình đẳng được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như: bất bình đẳng vùng miền, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giữa các quốc gia, bất bình đẳng giữa các thế hệ (generational inequality) hay bất bình đẳng giữa những người lao động có vị thế việc làm khác nhau (khoảng cách vị thế việc làm – Job Position Gap). Theo Elias (2000), dựa trên Phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế - The International Classification of Status in Employment (ICSE-93), tình trạng việc làm của người lao động được phân biệt thành hai nhóm: việc làm được trả lương (paid jobs) và việc làm tự làm chủ (self-employed jobs). Đây là cơ sở ban đầu cho nhiều cách phân loại vị thế việc làm của người lao động. Ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2017), vị thế việc làm được chia thành bốn nhóm: lao động hưởng lương, lao động tự làm chủ, lao động gia đình và xã viên hợp tác xã. Số 303(2) tháng 9/2022 69 Trong lĩnh vực an sinh xã hội, tham gia bảo hiểm xã hội gần đây được quan tâm ở khía cạnh bất bình đẳng giới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2021), nữ giới đang chịu nhiều thiệt thòi và hạn chế trong việc tiếp cận và tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê và ILO (2017) cũng chỉ ra sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giữa các nhóm lao động phi chính thức xét theo vị thế việc làm. Trước đó, Brandtweiner & Donat (2007) đã đề cập đến bất bình đẳng về vị thế việc làm trong việc tiếp cận công nghệ của người lao động. Brenke & Pfannkuche (2018) cũng đề cập đến tác động của vị thế việc làm đến cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình ở Đức. Tuy nhiên, nghiên cứu bất bình đẳng về vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng vẫn còn là một khoảng trống nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Việt Nam, với đặc trưng của nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm trên 86% lực lượng lao động, đã và đang đối mặt với thách thức trong mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về khoảng cách vị thế việc làm là vấn đề quan trọng nhằm đề xuất giải pháp thu hẹp bất bình đẳng và mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghiên cứu này nhằm ước lượng khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam và ước lượng các yếu tố giải thích cho khoảng cách vị thế việc làm của người lao động phi chính thức trong quyết định có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là vấn đề được nghiên cứu ở dưới góc độ hành vi người tiêu dùng với mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng hoặc quyết định tối đa hóa lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh trong việc ra quyết định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động trong doanh nghiệp của họ (Giles & cộng sự 2013). Các yếu tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thường được chi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam KHOẢNG CÁCH VỊ THẾ VIỆC LÀM TRONG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Thu Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng Email: thudt@hvnh.edu.vn Giang Thanh Long Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: longgt@neu.edu.vn Mã bài: JED - 857 Ngày nhận bài: 26/08/2022 Ngày nhận bài sửa: 04/09/2022 Ngày duyệt đăng: 11/09/2022 Tóm tắt Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder mở rộng cho mô hình phi tuyến nhằm phân tích khoảng cách vị thế việc làm trong việc quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam. Kết quả phân rã cho thấy, lao động tự làm chủ ít tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với lao động hưởng lương và lao động gia đình. Tương tự, lao động hưởng lương cũng có xác suất tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn so với các lao động phi chính thức khác. Khoảng cách này được giải thích chủ yếu bởi các đặc điểm của người lao động được quan sát trong nghiên cứu. Trong đó, các yếu tố giải thích chính được xác định là do sự sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn và đăng ký kinh doanh của cơ sở làm việc. Từ khoá: Khoảng cách vị thế việc làm, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bất bình đẳng. Mã JEL: C50, D03, H55, J46, J48. Job position gap in the voluntary social insurance participation in Vietnam Abstract This study applied an Extension of the Blinder-Oaxaca Decomposition method for non-linear models to decompose the job position gap in the voluntary social insurance participation of informal workers in Vietnam. The decomposition results showed that self-employers were less likely to participate in the voluntary social insurance scheme than wage workers and family workers. In addition, the results illustrated that wage workers were more likely to participated in the scheme than other informal workers. The job position gap could be explained by observable characteristics which were “endowments” effects. Some key determinants of the gaps were age, education level of informal workers and registration of establishments. Keywords: Job position gap, voluntary social insurance, inequality. JEL Codes: C50, D03, H55, J46, J48. 1. Đặt vấn đề Bất bình đẳng được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như: bất bình đẳng vùng miền, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giữa các quốc gia, bất bình đẳng giữa các thế hệ (generational inequality) hay bất bình đẳng giữa những người lao động có vị thế việc làm khác nhau (khoảng cách vị thế việc làm – Job Position Gap). Theo Elias (2000), dựa trên Phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế - The International Classification of Status in Employment (ICSE-93), tình trạng việc làm của người lao động được phân biệt thành hai nhóm: việc làm được trả lương (paid jobs) và việc làm tự làm chủ (self-employed jobs). Đây là cơ sở ban đầu cho nhiều cách phân loại vị thế việc làm của người lao động. Ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2017), vị thế việc làm được chia thành bốn nhóm: lao động hưởng lương, lao động tự làm chủ, lao động gia đình và xã viên hợp tác xã. Số 303(2) tháng 9/2022 69 Trong lĩnh vực an sinh xã hội, tham gia bảo hiểm xã hội gần đây được quan tâm ở khía cạnh bất bình đẳng giới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2021), nữ giới đang chịu nhiều thiệt thòi và hạn chế trong việc tiếp cận và tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê và ILO (2017) cũng chỉ ra sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giữa các nhóm lao động phi chính thức xét theo vị thế việc làm. Trước đó, Brandtweiner & Donat (2007) đã đề cập đến bất bình đẳng về vị thế việc làm trong việc tiếp cận công nghệ của người lao động. Brenke & Pfannkuche (2018) cũng đề cập đến tác động của vị thế việc làm đến cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình ở Đức. Tuy nhiên, nghiên cứu bất bình đẳng về vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng vẫn còn là một khoảng trống nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Việt Nam, với đặc trưng của nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm trên 86% lực lượng lao động, đã và đang đối mặt với thách thức trong mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về khoảng cách vị thế việc làm là vấn đề quan trọng nhằm đề xuất giải pháp thu hẹp bất bình đẳng và mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghiên cứu này nhằm ước lượng khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam và ước lượng các yếu tố giải thích cho khoảng cách vị thế việc làm của người lao động phi chính thức trong quyết định có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là vấn đề được nghiên cứu ở dưới góc độ hành vi người tiêu dùng với mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng hoặc quyết định tối đa hóa lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh trong việc ra quyết định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động trong doanh nghiệp của họ (Giles & cộng sự 2013). Các yếu tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thường được chi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoảng cách vị thế việc làm Bảo hiểm xã hội tự nguyện Chính sách bảo hiểm xã hội Người lao động phi chính thức Phương pháp phân rã Oaxaca – BlinderTài liệu có liên quan:
-
85 trang 318 0 0
-
4 trang 199 0 0
-
19 trang 162 0 0
-
8 trang 137 0 0
-
29 trang 56 0 0
-
53 trang 55 0 0
-
Đánh giá một số nhóm chính sách quan trọng dành cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
12 trang 51 0 0 -
11 trang 50 0 0
-
Mẫu Đơn đề nghị cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội
2 trang 49 0 0 -
Hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
14 trang 48 0 0