Danh mục tài liệu

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tích tụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh thấm đẫm “hơi thở” của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậm nét trên nhiều phương diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHÔNG GIAN LỊCH SỬ - VĂN HÓA LAM KINH TRONG DÕNG CHẢY XỨ THANH NCS. Lưu Thị Ngọc Diệp1 Tóm tắt: Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh (xã Xuân Lam,huyện Thọ Xuân) là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc cáchuyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tích tụ cácgiá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng, không gian lịch sử - văn hóaLam Kinh thấm đẫm “hơi thở” của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậmnét trên nhiều phương diện. Hào khí Lam Sơn cùng sự hiện hữu của di sản văn hóa Lam Kinhđã tạo cho nơi đây trở thành một không gian lịch sử liền mạch và một vùng văn hóa đa dạng,đặc sắc, trở thành một chủ lưu trong dòng chảy lịch sử - văn hóa xứ Thanh. Từ khóa: Di sản, giá trị văn hóa, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh, xứ Thanh. 1. Sự hình thành không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh 1.1. Cơ sở xác định không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh Từ đầu thế kỷ 19, khi ngành khoa học Địa văn hóa có những thành tựu nhất định thì lýthuyết về khu vực lịch sử - văn hóa, không gian văn hóa, không gian lịch sử - văn hóa, vùngvăn hóa bắt đầu được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo các nhà dân tộc học Xô Viết: “Khu vực lịch sử - văn hóa (hay là khu vực lịch sử -dân tộc học) là một vùng địa lý ở đó phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình lịch sử lâu dàigiữa họ diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng qua lại khăng khít, do vậy ở đó hình thành nênnhững đặc trưng văn hóa chung về vật chất cũng như tinh thần, vận mệnh lịch sử các dân tộcấy gắn bó mật thiết với nhau” [5,tr.7]. Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu mang tính thựcnghiệm “lý thuyết vùng văn hóa” áp dụng vào Việt Nam. Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh: “không gian văn hóa như là một không gian địa lý xácđịnh, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi vàchúng liên kết với nhau như một hệ thống” [4, tr.10]. Theo GS.TSKH. Vũ Minh Giang, không gian văn hóa là một đối tượng nghiên cứu củaKhu vực học - ngành khoa học “lấy không gian văn hóa - xã hội bao gồm các lĩnh vực hoạtđộng của con người và quan hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên làm đối tượngnghiên cứu” [2,tr.2]. Ứng dụng phương pháp liên ngành của Khu vực học để nghiên cứu, chúng ta có thể xácđịnh không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh là một không gian văn hóa với đầy đủ các đặctrưng chung về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, sự phát triển kinh tế và văn hóa, trongđó những dấu ấn về mặt lịch sử thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ nét.1 Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa42 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1.2. Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh Nhiều nhà nghiên cứu khi xác định phạm vi ở cấp độ rộng lớn hơn của khu vực học làkhông gian văn hóa Lam Sơn đã chia không gian văn hóa này thành 2 lớp, gồm lớp văn hóaLam Sơn và lớp văn hóa Lam Kinh. Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi xác định nghiêncứu ở cấp độ nhỏ hơn là không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh, lấy điện Lam Kinh (xã XuânLam, huyện Thọ Xuân) làm trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn một số xã lân cậncủa các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tíchtụ đậm đặc các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh hình thành chủ yếu trên vùng đất cổ Lam Sơn -vùng đất xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước. Theo TS. Phạm Văn Tuấn, Giám đốcTrung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa nhận định: hương Lam Sơn đầu thế kỷ 15 làmột đơn vị hành chính rộng lớn, có thể thống hạt cả các xã, thôn, phường, sách mà ngày naytương đương với địa bàn các xã Thọ Minh, Thọ Lập, Xuân Thiên, Xuân Lam, một phần thịtrấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân); xã Kiên Thọ, Vân Am, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh (huyệnNgọc Lặc); xã Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân). Như vậy, hươngLam Sơn là một vùng rộng, “bao” cả một phần thượng du Thanh Hóa, xung quanh sông Chu,sông Âm mà làng Cham - quê hương Lê Lợi - là khu trung tâm. Sự hình thành của không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh mang dấu ấn đậm nét củacuộc khởi nghĩa Lam Sơn, song tên gọi Lam Kinh chỉ bắt đầu có tên gọi sau khi khởi nghĩaLam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên(1428), đặt quốc đô là Đông Đô (Hà Nội ngày nay, sau đổi thành Đông Kinh), đồng thời chủtrương xây dựng quê hương Lam Sơn thành khu kinh thành thứ hai gọi là Lam Kinh. LamKinh còn có t ...