Danh mục tài liệu

Khủng hoảng tài chính Đông Á

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 41.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á, hoặc cục bộ, là Cuộc khủng hoảng quỹ tiền tệ quốc tế, tuy nhiên, ở một điểm nào đấy, cái tên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khủng hoảng tài chính Đông Á Khủng hoảng tài chính Đông ÁKhủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, vàgiá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như lànhững con Hổ Đông Á. Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Cuộc khủnghoảng tiền tệ Đông Á, hoặc cục bộ, là Cuộc khủng hoảng quỹ tiền tệ quốc tế, tuy nhiên,ở một điểm nào đấy, cái tên sau còn gây nhiều tranh cãi.Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủnghoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bấtthình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởngmấy. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tếNhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng Đông Á bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưngảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàncầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.Lịch sử và nguyên nhânCho đến năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho nhữngnước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sứchấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiềunền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn tiền nóng (hot money) và kinhqua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực nhưThái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởngkinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP) liên tục trongkhoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt đượcnày đã được nhiều viện nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạcủa kinh tế Đông Nam Á.Cho dù bằng nguyên nhân tranh cãi nào đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng châu Á cũng đãkhởi đầu giữa năm 1997 và nó đã gây ảnh hưởng đến tiền tệ, thị trường chứng khoán vàgiá cả tài sản khác của các nền kinh tế ở Đông Nam Á. Khởi sự bằng một loạt các sựkiện ở châu Mỹ La tinh, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng đồng pêsô của Mexico năm 1994,các nhà đầu tư phương Tây mất tin tưởng vào sự an toàn ở Đông Á và bắt đầu rút vốn về,tạo ra một hiệu ứng domino (rút tiền ồ ạt).Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó là MIT), chođăng bài báo tấn công ý tưởng về phép mầu nhiệm kinh tế Châu Á.[1] Ông ta cho rằng:Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hìnhthức tư bản, dẫn tới sự tăng sức sản suất (productivity). Trong khi đó, tổng các nhân tốcấu thành năng suất lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữnguyên. Ông Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng tổng các nhân tố năng suất khôngthôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman cóthể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuynhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảnghoặc nhìn trước được chiều sâu của nó.Cùng thời gian, những sự thiếu hụt lớn trong các tài khoản vãng lai tư nhân xảy ra tại TháiLan, Indonesia và Hàn Quốc và tiền bảo dưỡng những tỷ giá hối đoái ngân hàng cố địnhlại khuyến khích việc vay ngoài nước (external borrowing), do đó đã dẫn đến sự lệ thuộclớn vào ảnh hưởng của những rủi ro trong tỷ giá hối đoái kể cả trong bộ phận kinh tế tàichính (financial sector) và bộ phận liên hiệp công ty (corporate sector). Vào khoảng giữanhững năm 1990, hai nhân tố trên khởi sự thay đổi tình hình kinh tế của họ. Trong khi nềnkinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990,Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (U.S. Federal Reserve Bank), dưới sự lãnh đạo củaAlan Greenspan, bắt đầu nâng tỷ lệ lợi tức của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Tình trạngnày làm cho Mỹ trở nên một thị trường hấp dẫn để đầu tư hơn là các nước ở Đông Á, vàdo đó gây nên những luồng hùn vốn dồi dào thông qua những tỷ lệ lợi tức ngắn kỳ hạn caovà nâng giá đồng Đô La Mỹ, làm cho đồng tiền của các nước Đông Nam Á đứng nguyên,gây ra tình trạng kém cạnh tranh trong xuất khẩu ở các nước này. Cũng trong thời giannày, mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống mộtcách nhanh chóng, giảm giá trị địa vị tài khoản vãng lai của họ.Một số nhà kinh tế học đưa ra luật điểm cho rằng tác động của Đại lục Trung Hoa đốivới nền kinh tế thực (real economy) là nhân tố làm cho sự tăng trưởng xuất khẩu ở cácquốc gia Đông Nam Á giảm xuống, song các nhà kinh tế này vẫn duy trì rằng nguyên nhânchính của cuộc khủng hoảng là do đầu cơ ...