Danh mục tài liệu

Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.91 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả viết bài phân tích này dựa vào hiểu biết về ngành thống kê kinh tế qua kinh nghiệm làm việc với tư cách thành viên của Ủy ban soạn thảo SNA1993 và SNA2008 gồm Liên Hiệp Quốc, IMF, World Bank, OECD và EU. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA là chuẩn mực quốc tế về thống kê kinh tế trong đó có chuẩn mực thống kê tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào kinh nghiệm giúp Ngân hàng Trung ương Philippines xây dựng Ma Trận Tài chính Các Khu vực Thể chế (Social Accounting Matrix)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam thời đại mới Số 27 tháng 3, 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam Vũ Quang Việt Vài lời nói đầu: Tác giả viết bài phân tích này dựa vào hiểu biết về ngành thống kê kinh tế qua kinh nghiệm làm việc với tư cách thành viên của Ủy ban soạn thảo SNA1993 và SNA2008 gồm Liên Hiệp Quốc, IMF, World Bank, OECD và EU. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA là chuẩn mực quốc tế về thống kê kinh tế trong đó có chuẩn mực thống kê tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào kinh nghiệm giúp Ngân hàng Trung ương Philippines xây dựng Ma Trận Tài chính Các Khu vực Thể chế (Social Accounting Matrix) cho Philippines trong thời gian 2011-2012 để theo dõi trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các hoạt động kinh tế và tài chính giữa các khu vực thể chế.. Tác giả cám ơn TS Lê Hồng Giang đã góp ý kiến sửa đổi nhiều sai sót trong bản thảo đầu. Những sai sót còn lại trong bài này là của tác giả, một người không hoạt động thực tiễn trong ngành ngân hàng và tài chính. © Thời Đại Mới Nội dung Giới thiệu và tóm tắt kết luận 2 Phần I: Khủng hoảng ở Mỹ và Việt Nam 9 1. Phân tích các cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 10 2. Phân tích về khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam 13 3. Về giải pháp cho khủng hoảng 15 Phần II. Hệ thống tài chính tín dụng trong nền kinh tế 18 A. Khái niệm chung về hệ thống tín dụng trong một nền kinh tế thị trường 21 Vũ Quang Việt | Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng 2 B. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 ở Mỹ: Sự xuất hiện các công cụ tài chính đánh bạc cùng luật mới giảm thiểu giám sát 31 C. Tương lai kinh tế Mỹ sau 2012 38 Phần III. Sự cần thiết phân biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư trong Luật 39 1. Các thay đổi về luật tín dụng của Mỹ sau 2008 39 2. Thử xem xét hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam 42 3. Vấn đề cần thay đổi trong Luật Tín dụng Việt Nam: so sánh Luật Mỹ và Việt Nam 55 Giới thiệu và tóm tắt kết luận Mục đích của bài viết này là nhằm phân tích vai trò của hệ thống tài chính tín dụng trong việc bồi thêm dầu vào lửa khi nền kinh tế gặp mất cân đối. Trước đây và cho đến tận ngày nay, rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế tin rằng thị trường rất hữu hiệu và chính nó sẽ tự điều chỉnh để bảo đảm tính hữu hiệu của nó. Càng có ít bàn tay của nhà nước càng tốt. Nhà nước chỉ cần bảo đảm an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, thực thi luật pháp bảo vệ hợp đồng và tài sản cá nhân, lo cho giáo dục và hạ tầng là đủ. Tư tưởng này bắt nguồn từ Adam Smith. Thế thì tại sao lại khủng hoảng? Đây là đề tài khó mà cho đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa đi đến đồng thuận, nên khó có thể bàn đầy đủ trong bài này. Tuy nhiên, cũng cần tóm tắt sơ lược nhằm làm sáng tỏ thêm vai trò của hệ thống tài chính tín dụng. 1 Có người như John Stuart Mill (1848) cho rằng tâm lý bày đàn đã làm bùng lên thành khủng hoảng từ một điều mất cân đối nào đó, đẩy giá chứng khoán hay tài sản đến chỗ vượt xa giá trị thực và khủng hoảng là cách thức tự nhiên để nền kinh tế tự điều chỉnh. William Stanley Jevons (1878) cho rằng khủng hoảng có nguyên nhân ngoại lai là sự thay đổi của mặt trời (sunspot) làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và từ đó lan rộng ra. Karl Marx trong tư bản luận xuất bản trong thời kỳ 1867-1894 cho rằng khủng hoảng có nguyên nhân nội tại trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Thặng dư lao động là do bóc lột công nhân, đẩy tư bản đến việc dùng máy thay người, do đó không còn chỗ để bóc lột, lợi nhuận sẽ giảm và đưa đến khủng hoảng. Nguyên nhân Marx đưa ra rõ ràng là sai vì ngày nay dù tư bản vẫn dùng máy thay người nhưng lợi nhuận lại tăng vì lợi 1 Phần bàn về lý thuyết khủng hoảng dựa vào chương 1&2 trong Crisis Economics, Nouriel Roubin vaf Stephen Mihm, Peguin Books, 2010. Thời Đại Mới | Tháng 3, 2013 Vũ Quang Việt | Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng 3 nhuận của tư bản phát triển phần lớn không đi từ bóc lột lao động mà đi từ sản phẩm tri thức (và sẵn sàng biến tri thức thành tư bản để cùng chia lợi nhuận) dù qua phát triển đẩy lao động tay chân vào thất nghiệp hoặc vào hoạt động dịch vụ không cần tri thức. Đáng ngạc nhiên là nhiều nhà Mác- xít Việt Nam thay vì nhìn như Marx, tìm nguyên nhân khủng hoảng tự nội tại nền kinh tế thì lại thường đổ lỗi cho nguyên nhân ngoại lai, thí dụ như do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, cụ thể: lạm phát là do giá cả trên thế giới tăng, v.v. Không ai gạt bỏ nguyên nhân ngoại lai, nhưng nó chỉ có thể mang đến khủng hoảng khi có lý do nội tại. John Maynard Keynes (1936) cho rằng khủng hoảng là do thiếu cầu cho nên cần bàn tay nhà nước làm tăng cầu. Tại sao thiếu cầu là rất đáng bàn nhưng sẽ không bàn ở đây. Lý thuyết Keynes đã được áp dụng rộng rãi cho đến năm đầu thập niên 1970. Tới Milton Friedman (1963) với lý thuyết tiền tệ hiện đại, ông ta trở lại với lý thuyết của các nhà kinh tế cổ điển cho rằng cuộc khủng hoảng lớn và kéo dài như năm 1930 là do việc không biết điều hành chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve Banks - ngân hàng trung ương); Cục đã để quá thiếu tiền do đó đẩy khủng hoảng ngày càng trầm trọng và kéo dài. Chủ trương của Friedman l ...