Danh mục tài liệu

Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.73 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò của Nhà nước chính là tạo dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một khung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư tư nhân và cạnh tranh, thực thi chính sách mở cửa hướng vào thương mại quốc tế. Theo nhà kinh tế học J. Stigliz, vai trò của Nhà nước là tạo dựng một kết cấu hạ tầng thể chế, bao gồm: hệ thống hợp đồng và pháp lý đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách đúng đắn; các quyền sở hữu; hạ tầng vật chất (kể cả dịch vụ tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt NamVai trò của Nhà nước chính là tạo dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổnđịnh, một khung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư tư nhân và cạnh tranh,thực thi chính sách mở cửa hướng vào thương mại quốc tế. Theo nhà kinhtế học J. Stigliz, vai trò của Nhà nước là tạo dựng một kết cấu hạ tầng thểchế, bao gồm: hệ thống hợp đồng và pháp lý đảm bảo cho thị trường hoạtđộng một cách đúng đắn; các quyền sở hữu; hạ tầng vật chất (kể cả dịch vụtài chính và viễn thông); và hạ tầng trí tuệ (thông qua giáo dục, nghiên cứutriển khai và công nghệ).Xuất phát từ thực tế và các quan điểm kinh tế phổ biến, thể chế kinh tế thịtrường đối với doanh nghiệp Việt Nam đ ược hiểu là bao gồm toàn bộ hệthống các quy định pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy thực thi củaNhà nước đối với doanh nghiệp theo nguyên tắc: Nhà nước tạo dựng môitrường kinh tế vĩ mô ổn định, hỗ trợ cho việc hình thành và tạo điều kiệnđể các loại thị trường vận hành có hiệu quả và bền vững; hình thành cáckhung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư và cạnh tranh bình đẳng giữa cácloại hình doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ cách hiểu trên,chúng ta thấy trong thể chế thị trường, hệ thống các quy định pháp luậtchính là khung pháp lý; nguyên tắc được nêu ra là Nhà nước hỗ trợ choviệc hình thành và tạo điều kiện để các loại thị trường (trong đó có thịtrường mua bán doanh nghiệp) và hình thành các khung pháp lý khuyếnkhích đầu tư (trong đó có sáp nhập, mua bán doanh nghiệp như hình thứcđầu tư).Mục tiêu của b ài viết này là nhằm góp phần vào việc xác định những cơ sởlý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hình thành và hoàn thiện khung pháplý điều tiết sáp nhập, mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua việclàm rõ quan niệm về sát nhập, mua bán doanh nghiệp và đưa ra một số đềxuất nhằm xây dựng khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua bán doanhnghiệp như hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và như cơ sở để hìnhthành thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua đây chúng tôi hyvọng có những đóng góp cụ thể cho dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hànhLuật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.I.Khái niệm sáp nhập, mua lại1. 1. Sáp nhập và mua lại theo pháp luật Việt NamTheo Ðiều 17 Luật Cạnh tranh ngày 3 tháng 12 năm 2004: “Sáp nhậpdoanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệpkhác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc mộtphần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặcmột ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”Luật Cạnh tranh cũng nói đến hợp nhất doanh nghiệp - là việc “hai hoặcnhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứtsự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.Kiểm soát tập trung kinh tế (sáp nhập, hợp nhất, thôn tính công ty và liênminh chiến lược) là một nội dung rất mới không chỉ đối với nước ta. Ngoạitrừ ở Mỹ, đề tài này chỉ được quan tâm ở châu Âu trong vài thập niên trởlại đây (Đức bổ sung Luật Cacten năm 1973, Liên minh châu Âu ban hànhquy chế giám sát tập trung kinh tế lần đầu tiên năm 1989...) . Bởi vậy, b ànvề kiểm soát tập trung kinh tế trong tình trạng đương thời của nền kinh tếnước ta (bình quân 1000 người dân mới có một doanh nghiệp, chỉ có 700doanh nghiệp có vốn đăng ký hơn 20 tỷ đồng) dường như còn quá sớm .Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 xem xét sáp nhập doanhnghiệp như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thâncủa doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi làcông ty b ị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi làcông ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụvà lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồntại của công ty bị sáp nhập” (Điều 153)Điều 152 xem xét hợp nhất doanh nghiệp là việc “Hai hoặc một số công tycùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành mộtcông ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thờichấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”Điều 145 Luật Doanh nghiệp có nói đến việc bán doanh nghiệp tư nhân(“Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình chongười khác”). Trong Luật Doanh nghiệp không đề cập đến mua lại doanhnghiệp nói chung.Nghị định số 103/1999/ND -CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao,bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định củaChính phủ số 49/2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 103/1999/NĐ ...