Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 961.66 KB
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam tiến hành nghiên cứu sử dụng thiết bị đo Blastmate-III (Canada) có gắn các đầu đo âm thanh chuyên dụng để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra do nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0158 KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN NỔ MÌN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI MỎ ĐÁ VÔI KỲ PHÚ - NINH BÌNH, VIỆT NAM Trần Quang Hiếu *, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh 0F Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội TÓM TẮT Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, tiếng ồn ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Công tác nổ mìn trên các mỏ khai thác đá vôi diễn ra hàng ngày thường vào khung giờ từ 11h00’ đến 13h00’, nó gây ra những tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người thợ mìn và đời sống của các hộ dân cư gần đó. Tiếng ồn âm thanh ở mức trung bình 50 dB(A) là chấp nhận được, còn từ 80 dB(A) trở lên thì có thể gây khó chịu hoặc mức độ ảnh hưởng cao hơn nữa. Trong bài báo này đã tiến hành nghiên cứu sử dụng thiết bị đo Blastmate-III (Canada) có gắn các đầu đo âm thanh chuyên dụng để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra do nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình. Kết quả đo được cho phép đưa ra các giải pháp kiểm soát tiếng ồn âm thanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người công nhân và những người dân sống gần khu vực khai thác này. Từ khóa: Tiếng ồn, nổ mìn, âm thanh, mỏ đá vôi, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung về tiếng ồn Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch. Độ ồn ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người, vì vậy người ta sử dụng Decibel (dB) làm đơn vị đo tiếng ồn để xác định được độ ồn của môi trường [4, 6]. Âm thanh ngoài sự cao Hình 1. Biểu đồ thể hiện ngưỡng chịu đựng độ ồn thấp về tần số còn có sự khác biệt về của con người (WHO) cường độ. Nếu mức độ âm thanh quá nhỏ, thấp hơn mức cảm giác của con người thì không thể nghe được; Nhưng nếu mức độ âm thanh lớn, gây cảm giác đau tai có thể gây điếc. Lượng vật lý dùng đề mô tả độ mạnh yếu của âm thanh được gọi là cường độ âm thanh (Hình 1). * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: tranquanghieu@humg.edu.vn 35 Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT [3] được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại khu vực thông thường, nơi có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính như sau: Từ 6h00 - 21h00 là 70 dB(A); Từ 21h00 - 6h00 hôm sau là 55 dB(A). Tùy thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn mà chúng gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Tiếng ồn tác động trực tiếp đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác [2, 3, 4, 5]. 1.2. Tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn Công tác khoan - nổ mìn để phá vỡ đất đá và khoáng sản rắn được sử dụng rộng rãi trong khai thác mỏ nói chung và trong khai thác mỏ lộ thiên nói riêng. Mục đích chính của công tác nổ mìn khi khai thác mỏ lộ thiên là sử dụng năng lượng nổ của chất nổ để phá vỡ đất đá thành những cục có kích thước đồng đều phù hợp với các thiết bị mỏ như máy xúc, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ, tuy nhiên năng lượng nổ sẽ bị tổn thất bởi nhiều nguyên nhân mà trong đó đa số biến thành những dạng công vô ích có tác động xấu đến môi trường xung quanh [1, 7]. Sóng đập không khí là một trong những biểu hiện của vụ nổ mìn gây ra, đây là những nguy hiểm tiềm tàng gây cho các công trình bảo vệ xung quanh và con người. Mức độ gây tổn hại phụ thuộc vào cường độ sóng va đập không khí lan truyền sóng trên bề mặt Trái đất, nó đặc trưng bởi các thành phần khí quyển như: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và tốc độ gió [13, 14]. Trong các nghiên cứu [5, 13, 14] mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của sóng đập không khí sinh ra từ các vụ nổ mìn đến an toàn của các công trình bảo vệ. Tác giả chưa có đánh giá nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn nổ mìn đến sức khỏe con người. Khi nổ mìn đối với lượng thuốc nổ trong lỗ khoan, áp lực trên mặt sóng đập không khí được xác định theo công thức: d k 2/3 5 Pa = (5,3 ± 2, 4) K m .K g . n .(23 ) .10 , kG/cm2 (1) r trong đó: Km- hệ số kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến cường độ sóng đập không khí, đối với mùa đông Km = 3, các mùa còn lại Km = 2; Kg- hệ số tính đến ảnh hưởng của bua đến cường độ sóng đập không khí, khi nhồi thuốc đến miệng lỗ khoan thì Kg = 1, khi chiều dài bua ls= 20.d thì Kg= 0,4; d- đường kính lỗ khoan, cm; n- số lượng lỗ khoan nổ đồng thời trong nhóm vi sai. Khi tiến hành vụ nổ, các tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn là khá lớn (sóng đập âm thanh), đây là một yếu tố có hại cùng với sóng chấn động và sóng va đập không khí. Các phương pháp xác định tiếng ồn nổ mìn bao gồm áp suất âm thanh (Pa) và mức áp suất âm thanh (dB). Vì áp suất âm thanh quá rộng và không tỷ lệ với độ nhạy của cơ thể con người nên mức áp suất âm thanh được biểu thị bằng thang chỉ số và nó được sử d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0158 KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN NỔ MÌN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI MỎ ĐÁ VÔI KỲ PHÚ - NINH BÌNH, VIỆT NAM Trần Quang Hiếu *, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh 0F Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội TÓM TẮT Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, tiếng ồn ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Công tác nổ mìn trên các mỏ khai thác đá vôi diễn ra hàng ngày thường vào khung giờ từ 11h00’ đến 13h00’, nó gây ra những tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người thợ mìn và đời sống của các hộ dân cư gần đó. Tiếng ồn âm thanh ở mức trung bình 50 dB(A) là chấp nhận được, còn từ 80 dB(A) trở lên thì có thể gây khó chịu hoặc mức độ ảnh hưởng cao hơn nữa. Trong bài báo này đã tiến hành nghiên cứu sử dụng thiết bị đo Blastmate-III (Canada) có gắn các đầu đo âm thanh chuyên dụng để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra do nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình. Kết quả đo được cho phép đưa ra các giải pháp kiểm soát tiếng ồn âm thanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người công nhân và những người dân sống gần khu vực khai thác này. Từ khóa: Tiếng ồn, nổ mìn, âm thanh, mỏ đá vôi, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung về tiếng ồn Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch. Độ ồn ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người, vì vậy người ta sử dụng Decibel (dB) làm đơn vị đo tiếng ồn để xác định được độ ồn của môi trường [4, 6]. Âm thanh ngoài sự cao Hình 1. Biểu đồ thể hiện ngưỡng chịu đựng độ ồn thấp về tần số còn có sự khác biệt về của con người (WHO) cường độ. Nếu mức độ âm thanh quá nhỏ, thấp hơn mức cảm giác của con người thì không thể nghe được; Nhưng nếu mức độ âm thanh lớn, gây cảm giác đau tai có thể gây điếc. Lượng vật lý dùng đề mô tả độ mạnh yếu của âm thanh được gọi là cường độ âm thanh (Hình 1). * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: tranquanghieu@humg.edu.vn 35 Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT [3] được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại khu vực thông thường, nơi có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính như sau: Từ 6h00 - 21h00 là 70 dB(A); Từ 21h00 - 6h00 hôm sau là 55 dB(A). Tùy thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn mà chúng gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Tiếng ồn tác động trực tiếp đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác [2, 3, 4, 5]. 1.2. Tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn Công tác khoan - nổ mìn để phá vỡ đất đá và khoáng sản rắn được sử dụng rộng rãi trong khai thác mỏ nói chung và trong khai thác mỏ lộ thiên nói riêng. Mục đích chính của công tác nổ mìn khi khai thác mỏ lộ thiên là sử dụng năng lượng nổ của chất nổ để phá vỡ đất đá thành những cục có kích thước đồng đều phù hợp với các thiết bị mỏ như máy xúc, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ, tuy nhiên năng lượng nổ sẽ bị tổn thất bởi nhiều nguyên nhân mà trong đó đa số biến thành những dạng công vô ích có tác động xấu đến môi trường xung quanh [1, 7]. Sóng đập không khí là một trong những biểu hiện của vụ nổ mìn gây ra, đây là những nguy hiểm tiềm tàng gây cho các công trình bảo vệ xung quanh và con người. Mức độ gây tổn hại phụ thuộc vào cường độ sóng va đập không khí lan truyền sóng trên bề mặt Trái đất, nó đặc trưng bởi các thành phần khí quyển như: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và tốc độ gió [13, 14]. Trong các nghiên cứu [5, 13, 14] mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của sóng đập không khí sinh ra từ các vụ nổ mìn đến an toàn của các công trình bảo vệ. Tác giả chưa có đánh giá nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn nổ mìn đến sức khỏe con người. Khi nổ mìn đối với lượng thuốc nổ trong lỗ khoan, áp lực trên mặt sóng đập không khí được xác định theo công thức: d k 2/3 5 Pa = (5,3 ± 2, 4) K m .K g . n .(23 ) .10 , kG/cm2 (1) r trong đó: Km- hệ số kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến cường độ sóng đập không khí, đối với mùa đông Km = 3, các mùa còn lại Km = 2; Kg- hệ số tính đến ảnh hưởng của bua đến cường độ sóng đập không khí, khi nhồi thuốc đến miệng lỗ khoan thì Kg = 1, khi chiều dài bua ls= 20.d thì Kg= 0,4; d- đường kính lỗ khoan, cm; n- số lượng lỗ khoan nổ đồng thời trong nhóm vi sai. Khi tiến hành vụ nổ, các tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn là khá lớn (sóng đập âm thanh), đây là một yếu tố có hại cùng với sóng chấn động và sóng va đập không khí. Các phương pháp xác định tiếng ồn nổ mìn bao gồm áp suất âm thanh (Pa) và mức áp suất âm thanh (dB). Vì áp suất âm thanh quá rộng và không tỷ lệ với độ nhạy của cơ thể con người nên mức áp suất âm thanh được biểu thị bằng thang chỉ số và nó được sử d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn Mỏ đá vôi Kỳ Phú Thiết bị đo Blastmate-III Vật liệu nổ công nghiệp Bảo quản tiền chất thuốc nổTài liệu có liên quan:
-
29 trang 47 0 0
-
Mẫu đơn xin đăng ký vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
2 trang 40 0 0 -
1 trang 37 0 0
-
2 trang 35 0 0
-
Sổ tay công tác nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Dành cho Công an cấp xã)
144 trang 33 0 0 -
Nghị quyết số 03/2019/HĐND tỉnh QuảngNgãi
2 trang 32 0 0 -
Quyết định số 1792/2010/QĐ-UBND
25 trang 31 0 0 -
59 trang 27 0 0
-
Thông tư số 43/2018/TT-BTC: Quy định về quản lý an toàn thực phẩm
38 trang 27 0 0 -
Văn bản hợp nhất về phí trong lĩnh vực tài nguyên môi trường
102 trang 24 0 0