Danh mục tài liệu

Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng, chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.91 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013” sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013 và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu là 607 người dân đang sinh sống tại thành phố Cà Mau vào thời điểm nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên phân tầng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng, chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG, CHỐNG LAO CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CÀ MAU NĂM 2013 Nguyễn Trọng Bài và cộng sự Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Cà Mau Tóm tắt nghiên cứu Đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013” sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với mục tiêu: mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người dân thành phố Cà Mau năm 2013 và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu là 607 người dân đang sinh sống tại thành phố Cà Mau vào thời điểm nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên phân tầng. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức về phòng chống lao ở mức độ khá, tốt chiếm 90%; thái độ khá, tốt chiếm 66,4%; thực hành khá, tốt chiếm 87,3%. Có mối liên quan thuận giữa kiến thức - thái độ - thực hành. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống lao: nghề nghiệp, nơi ở, nhà có phương tiện nghe nhìn, thói quen xem/nghe chuyên mục sức khỏe. Các yếu tố liên quan đến thái độ và thực hành: nơi ở, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế gia đình. Qua đây, các tác giả kiến nghị cần tăng cường các hoạt động truyền thông để cải thiện thái độ và thực hành về phòng chống lao của người dân. 1. Đặt vấn đề Bệnh lao hiện vẫn là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2010 thế giới có 8,8 triệu bệnh nhân lao mới, trong số đó khoảng 1,1 triệu bệnh nhân lao không có HIV và 350.000 bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV tử vong. Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc lao các thể là 334/100.000 dân; tỷ lệ lao mới các thể hàng năm là 199/100.000 dân. Tỉnh Cà Mau hàng năm phát hiện khoảng 1.400 đến 1.500 trường hợp mắc lao, trong đó có 1.000 – 1.100 bệnh nhân lao phổi AFB(+). Riêng thành phố Cà Mau, hàng năm phát hiện và quản lý điều trị cho 350 – 380 bệnh nhân lao các thể. Trong đó 70% là nguồn lây nhiễm lao trong cộng đồng. Công tác phòng chống lao phụ thuộc vào việc triển khai, thực hiện chương trình chống lao và kiến thức-thái độ- thực hành phòng chống lao của người dân. Để tìm hiểu điều này, các tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống lao trong cộng đồng dân cư thành phố Cà Mau năm 2013”. 43 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 . Đối tượng nghiên cứu: 607 người dân từ 18 – 80 tuổi, thường trú hoặc tạm trú từ 3 tháng trở lên tại thành phố Cà Mau. 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Cà Mau 2.4. Thời gian nghiên cứu: Năm 2013 2.5. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS; kiểm định bằng các test thống kê. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Trong 607 người, có 67,4% là nam giới; 82,5% có độ tuổi 18 – 59; 73,3% học vấn từ trung học cơ sở trở xuống, 21,1% trung học phổ thông, 5,6% cao đẳng, đại học và sau đại học; 51,2% sống bằng nghề nông, 32,3% là công chức viên chức/học sinh sinh viên/buôn bán, 16,5% làm nghề tự do. 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lao Kiến thức tốt và khá tốt 90%; Thực hành tốt và khá tốt 87,3%; Thái độ tốt và khá tốt chiếm 66,4%. 3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố Bảng 1: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ Thái độ Tốt Chưa tốt Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 388 71,1 158 28,9 Chưa tốt 15 24,6 46 75,4 χ2 = 53,02 p = 0,001 Tỷ lệ đối tượng vừa có kiến thức tốt - khá tốt vừa có thái độ tốt - khá tốt chiếm tỷ lệ cao (71,1%). Kiến thức chưa tốt thì thái độ chưa tốt chiếm tỷ lệ cao (74,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 2: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 44 Thực hành Tốt Chưa tốt Kiến thức Số lượng (%) Số lượng (%) Tốt 508 (93,0%) 38 (7,0%) Chưa tốt 22 (36,1%) 39 (63,9%) χ2= 160,54; p Có sự liên quan giữa kiến thức trong phòng chống lao và các yếu tố: nghề nghiệp, địa bàn cư trú (phường/xã), thói quen nghe/xem chương trình sức khỏe. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Các yếu tố liên quan với thái độ phòng chống lao ...