Danh mục

Kinh doanh du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.64 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này là đưa ra những dự báo xu hướng và yêu cầu đặt ra cho kinh doanh du lịch ở nước ta trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh doanh du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KINH DOANH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. ThS. Nguyễn Tuấn Dũng Học viện Hậu cần 2. ThS. Nguyễn Thị Vi Đại học Kinh tế quốc dân TÓM TẮT: “Cách mạng công nghiệp 4.0” là thuật ngữ còn khá mới mẻ, hiện đangnhận được sự quan tâm lớn từ các học giả, nhà khoa học và nhiều quốc gia trên thế giới. Vớiưu thế đặc trưng dựa trên nền tảng công nghệ số, công nghệ thông minh, cuộc Cách mạngcông nghiệp 4.0 được dự báo sẽ có tác động đến mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, trongđó có hoạt động kinh doanh du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu, tham luận đưa ra những dựbáo xu hướng và yêu cầu đặt ra cho kinh doanh du lịch ở nước ta trong bối cảnh cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: du lịch, kinh doanh du lịch, cách mạng, công nghiệp 4.0. 1. MỞ ĐẦU Nhân loại đang bước vào giai đoạn cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tưhay còn gọi là cuộc CMCN 4.0. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử, nó tạo ranhững khả năng hoàn toàn mới và được dự đoán sẽ có tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia,mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội… trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực du lịch.Với riêng lĩnh vực du lịch, CMCN 4.0 chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến xu hướng tiêudùng của các thị trường du lịch, chiến lược phát triển du lịch của mỗi quốc gia cũng nhưphương thức kinh doanh du lịch (KDDL) của các doanh nghiệp. Do vậy, dự báo xu hướngKDDL thế giới cũng như đặt ra những yêu cầu cho KDDL ở nước ta trong bối cảnh cuộcCMCN 4.0 hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để chúng ta có thể nhanhchóng tiếp cận, bắt nhịp với cuộc cách mạng này, qua đó từng bước nâng cao khả năng cạnhtranh, chất lượng dịch vụ du lịch… nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, sớm hoàn thànhmục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.2. NỘI DUNG2.1. Khái lược về kinh doanh du lịch và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 * Những vấn đề chung về kinh doanh du lịchKDDL là một hoạt động kinh tế, phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế giữa người cungứng sản phẩm du lịch với khách du lịch trong và ngoài nước thông qua các hoạt động: kinhdoanh dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch và kinh doanh các loại dịch vụ dulịch khác dựa trên những điều kiện nhất định về tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch, sản phẩm du lịch… Các hoạt động KDDL được xác định trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) gồm:kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh vận tải khách du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch vàkinh doanh các loại dịch vụ du lịch khác. Trong đó: - Kinh doanh dịch vụ lữ hành: bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữhành quốc tế. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa. Kinh doanhdịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nướcngoài. Kinh doanh dịch vụ lữ hành do các đại lý du lịch hay các công ty lữ hành tiến hành, họchính là trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ dulịch; có khả năng cung cấp cho khách những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liênkết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo ra cho khách hàng sự chủ động cao vàhiệu quả trong các chuyến đi du lịch. 233TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Kinh doanh vận tải khách du lịch: là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không,đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ giúp cho du khách dịch chuyển từ nơi cư trúcủa mình đến điểm du lịch hoặc dịch chuyển tại khu, điểm du lịch. - Kinh doanh lưu trú du lịch: do các cơ sở lưu trú du lịch tiến hành, đây là nơi cungcấp dịch vụ (thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác) phục vụ nhu cầu lưu trú củakhách du lịch. Hiện nay, các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng,phù hợp với các loại địa hình khác nhau như: khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàuthủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại dulịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác. - Kinh doanh các loại dịch vụ du lịch khác: ngoài các hoạt động kinh doanh trên, tronghoạt động KDDL còn có một số loại hình dịch vụ du lịch khác mang tính bổ trợ. Cùng với xuhướng phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, sự cạnhtranh gay gắt giữa các doanh nghiệp KDDL thì các loại hình dịch vụ du lịch khác mang tínhbổ trợ này đang có xu hướng phát triển mạnh; đó là: các loại dịch vụ ăn uống, dịch vụ muasắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quankhác phục vụ khách du lịch. * Khái lược sự phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Trong tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội, nhân loại đã trải qua nhiều cuộcCMCN dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội. Cuộc CMCNlần thứ Nhất từ khoảng năm 1784, đánh dấu bằng việc sử dụng nước và năng lượng từ hơinước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịchsử nhân loại, thay thế hệ thống kỹ thuật cũ của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủyếu dựa vào gỗ, lao động thủ công, sức nước, sức gió, sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹthuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượngmới là sắt, than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nền côngnghiệp và nền kinh tế có những bước tiến vượt bậc. Cuộc CMCN lần thứ 2 từ khoảng n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: